Thông tư 09-BKH/VPTĐ-1996 hướng dẫn lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 09-BKH/VPTĐ
Ngày ban hành 21/09/1996
Ngày có hiệu lực 21/09/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Đỗ Quốc Sam
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-BKH/VPTĐ

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 09 BKH/VPTĐ NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Thực hiện các quy định tại Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là ĐLQLDT và XD), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập, thẩm định, xét duyêt dự án đầu tư như sau:

A/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

1- Mục đích việc lập, thẩm định dự án đầu tư (dưới đây viết tắt là DAĐT) nhằm giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đầu tư mang lại. Quản lý quá trình này phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ, luật pháp và các chính sách hiện hành, lựa chọn phương án khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm lực của đất nước, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Lập dự án đầu tư có thể được thực hiện theo 2 bước, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dưới đây viết tắt là NCTKT) và nghiên cứu khả thi (dưới đây viết tắt là NCKT).

2- Phạm vi điều chỉnh của thông tư này:

- Các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước (vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi, các khoản tín dụng nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, vốn do các doanh nghiệp Nhà nước huy động).

- Các thành phần kinh tế thuộc phạm vi luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, các cá nhân (các dự án đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư nước ngoài có hướng dẫn riêng).

3- NCTKT được lập đối với dự án nhóm A. Đây là cơ sở để tiến hành hoặc tiếp tục việc thăm dò đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài và là cơ sở để lập NCKT. Trong trường hợp cần thiết lập một bước (NCKT) cơ quan chủ đầu tư xin thép Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp một số dự án nhóm B cần qua bước nghiên cứu tiền khả thi, thì cơ quan quyết định đầu tư có văn bản yêu cầu chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.

4- Nghiên cứu khả thi là tài liệu chính thức để chủ đầu tư chọn phương án đầu tư và cấp có thẩm quyền xét quyết định đầu tư.

5- Tổng vốn đầu tư là khoản chi phí cần thiết để đảm bảo cho dự án hoạt động đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu vốn đầu tư được hướng dẫn chi tiết tại mục phân tích tài chính trong nghiên cứu khả thi quy định ở phụ luc số I.

B/ NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nội dung lập dự án đầu tư hướng dẫn cho 2 loại dự án:

- Có thực hiện công tác xây dựng.

- Mua sắm hàng hoá là chủ yếu.

Tuỳ theo các đặc thù của từng loại dự án thuộc sở hữu Nhà nước hay ngoài Nhà nước, thuộc kết cấu hạ tầng hay sản xuất kinh doanh v. v.. nội dung nghiên cứu có yêu cầu toàn diện hoặc giảm thiểu.

Nội dung chi tiết được quy định tạị phụ lục số 1.

C/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (BƯỚC NCTKT): VIỆC THẨM ĐỊNH THỰC HIỆN THEO ĐIỀU 16-ĐLQLĐT VÀ XD).

D/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (BƯỚC NCKT):

1- Đối với các dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (dưới đây viết tắt là Bộ KH & ĐT) là cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan, sử dụng các đơn vị chuyên môn của Bô, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn để thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước và hoặc cho phép đầu tư đối với dự án không sử dụng vốn Nhà nước để Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư.

Đối với dự án nhóm B, Bộ trưởng Bộ KH và ĐT và Bộ trưởng Bộ quản lý ngành tổ chức thẩm định để có ý kiến về dự án như quy định tại Điều 16 ĐLQLĐT và XD để cấp có thẩm quyền quyết định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định đầu tư đối với các dự án dùng vốn ODA (hoặc có thể uỷ quyền).

2- Các dự án nhóm B (trừ các dự án ODA), C thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chuyên môn là Sở kế hoạch và đầu tư làm đầu mối tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước) hoặc cấp giấy phép đầu tư (đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước). Đối với các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định.

3- Căn cứ để quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước thuộc dự án nhóm A là hồ sơ nghiên cứu khả thi, tờ trình xin đầu tư của chủ đầu tư. Báo cáo thẩm định dự án đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo ý kiến các ngành, địa phương liên quan). Đối với các dự án nhóm B, hồ sơ dự án, tờ trình (trừ các dự án ODA) sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành.

4- Căn cứ để cấp giấy phép đầu tư các dự án nhóm A không sử dụng vốn Nhà nước: Ngoài những thủ tục lập và trình dự án như quy định tại điểm 3 trên phải có ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ.

5- Hồ sơ xin xét duyệt đối với dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước:

a) Hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi:

[...]