Thông tư 07/2000/TT-BCN hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công nghiệp ban hành
Số hiệu | 07/2000/TT-BCN |
Ngày ban hành | 19/12/2000 |
Ngày có hiệu lực | 03/01/2001 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2000/TT-BCN |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 27/CP
ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về quản lý sản xuất, cung ứng và sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp.
Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về
hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện: hàng hoá, dịch vụ
thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;
Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng,
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
như sau:
1. Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) là hàng hoá thuộc Danh mục 2 - Hàng hoá, Dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ, Thông tư này hướng dẫn thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN và thay thế cho Mục V - Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cung ứng VLNCN và điều kiện kinh doanh nghề đặc biệt tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-CN-NV ngày 13 tháng 01 năm 1998 của Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
2. Quản lý kinh doanh VLNCN được thực hiện theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành theo Nghị định 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996, Thông tư liên tịch số 01/TTLT-CN-NV ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 và Thông tư này.
3. Chỉ các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo các điều kiện kinh doanh VLNCN, có Giấy phép kinh doanh VLNCN do Bộ Công nghiệp cấp và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật mới được phép kinh doanh VLNCN. Các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm khoa học kỹ thuật về VLNCN chỉ được sản xuất thử sản phẩm theo kết quả nghiên cứu khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Quản lý nhà nước về VLNCN được thực hiện theo các Nghị định số 27/CP ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng VLNCN, Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Thông tư hướng dẫn số 11/TT-CNCL ngày 13 tháng 3 năm 1996 của Bộ Công nghiệp
5. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Kinh doanh VLNCN là quá trình sản xuất, mua bán, vận chuyển, lưu giữ bảo quản, xuất nhập khẩu và tiêu thụ VLNCN trên thị trường.
b) Vật liệu nổ dùng trong công nghiệp và mục đích dân dụng khác, bao gồm: Thuốc nổ và phụ kiện nổ (được gọi tắt là VLNCN).
- Thuốc nổ là hoá chất đặc biệt hoặc hỗn hợp các hoá chất đặc biệt mà khi có tác động cơ học, hoá học hoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây ra phản ứng hoá học biến hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất đặc biệt đó thành năng lượng nổ và phá huỷ môi trường xung quanh.
- Phụ kiện nổ là thành phẩm, gồm: dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ, các loại kíp nổ, mồi nổ, hạt nổ, rơle nổ và các phụ kiện khác.
Thuốc nổ tự chế tạo hoặc chế tạo từ bom, đạn, mìn chưa qua chế biến và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng; các hoá chất, bán thành phẩm để chế biến thành thuốc nổ bản thân không tự gây ra cháy nổ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản riêng rẽ không được coi là VLNCN.
II. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Trước khi trình Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN, doanh nghiệp phải được cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nghề đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 17/CP ngày 23 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ và Thông tư số 03/TT ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN gửi về Bộ Công nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN theo mẫu quy định kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp: Danh sách, địa chỉ các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp (Công ty, Xí nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng đại diện...);
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:
- Bảng kê khai hệ thống kho tàng, bến cảng, nhà xưởng của từng cơ sở kinh doanh, Quyết định cho phép công trình vào sử dụng;
- Danh sách các phương tiện vận tải chuyên dùng và Bản sao hợp lệ Giấy phép lưu hành;
- Danh sách trích ngang toàn bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân có liên quan trực tiếp đến công tác sản xuất, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh VLNCN;
- Phương án xử lý về môi trường và phòng chống cháy nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc thoả thuận;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh nghề đặc biệt do Bộ Công an cấp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận của cơ quan Tiêu chuẩn chất lượng đo lường Nhà nước cấp phép hoạt động cho các cơ sở thí nghiệm VLNCN;
- Hồ sơ của Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phó phòng, ban, thanh tra kỹ thuật - an toàn của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc gồm có: