Luật Đất đai 2024

Thông tư 06/2024/TT-BXD về QCVN 10:2024/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 06/2024/TT-BXD
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Ngày ban hành 01/08/2024
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị
Loại văn bản Thông tư
Người ký Bùi Xuân Dũng
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2024/TT-BXD

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QCVN 10:2024/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO TIẾP CẬN SỬ DỤNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành QCVN 10:2024/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng, mã s QCVN 10:2024/BXD.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực k từ ngày 01/02/2025.

2. Bãi bỏ Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, mã số QCVN 10:2014/BXD./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ủy ban Trung ương Mt trận Tổ quốc Việt Nam;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Sở: XD, GTVT, NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, Vụ KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Dũng

QCVN 10:2024/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO TIẾP CẬN SỬ DỤNG

National Technical Regulation on Constructions Accessibility

Mục lục

Lời nói đu

1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Bãi đỗ xe và điểm dừng chờ xe

2.2 Đường, lối vào công trình

2.3 Cửa

2.4 Thang máy

2.5 Các không gian công cộng trong công trình

2.6 Thoát nạn

2.7 Đường và hè phố

2.8 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết

2.9 Biển báo, biển chỉ dẫn

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

Lời nói đầu

QCVN 10:2024/BXD do Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BXD ngày 01 tháng 08 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QCVN 10:2024/BXD thay thế QCVN 10:2014/BXD ban hành theo Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO TIẾP CẬN SỬ DỤNG

National technical regulation on constructions accessibility

1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể tiếp cận sử dụng.

CHÚ THÍCH: Đối với các công trình di tích cần phải bảo tồn, công trình cũ không đủ điều kiện để cải tạo phải có các giải pháp trợ giúp người gặp khó khăn khi tiếp cận.

1.1.2 Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận bao gồm:

a) Nhà chung cư;

b) Công trình công cộng:

- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu;

- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc;

- Công trình y tế;

- Công trình thể thao;

- Công trình văn hóa;

- Công trình thương mại, dịch vụ.

c) Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:

- Công trình giao thông đô thị: nhà ga, bến tàu, bến xe, đường và hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt bộ hành;

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, công viên, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng).

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình nêu ở 1.1.2.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 03:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng;

QCVN 06:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Người gặp khó khăn khi tiếp cận

Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật.

CHÚ THÍCH: Đối tượng người khuyết tật được đề cập quy định tại quy chuẩn này bao gồm: người khuyết tật vận động; người khuyết tật nghe, nói; người khuyết tật nhìn.

1.4.2

Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể

Người từ đủ 60 tuổi trở lên khi bị lão hóa dẫn đến suy giảm các chức năng vận động, nghe, nhìn.

1.4.3

Người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển

Phụ nữ mang thai, người có con nhỏ đẩy xe nôi, người bệnh, người đang bị chấn thương dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

1.4.4

Người khuyết tật

Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

1.4.5

Khuyết tật vận động

Tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Người khuyết tật vận động có khả năng tự đi lại được nhờ các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, nẹp, giầy chỉnh hình, gậy chống, lồng chống.

1.4.6

Khuyết tật nghe, nói

Tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm không thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

Người khuyết tật trong khả năng nghe có thể ở các mức độ khác nhau như: bị điếc hoàn toàn; nghe được một số tần số âm thanh nhất định; thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nghe.

1.4.7

Khuyết tật nhìn

Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

Người khuyết tật nhìn có thể ở các mức độ khác nhau như: không có khả năng phân biệt sáng tối (bị mù hoàn toàn); hạn chế tầm nhìn: không có khả năng nhìn hai bên, bên trên hoặc bên dưới; hạn chế khả năng nhìn rõ; bị cận thị nặng; bị mù màu, bị lóa khi gặp ánh sáng mạnh.

1.4.8

Tiếp cận

Là việc người gặp khó khăn khi tiếp cận sử dụng được nhà ở và công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.

1.4.9

Công trình xây dựng đảm bảo tiếp cận sử dụng

Môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình.

1.4.10

Đường vào công trình

Đường dẫn tới lối vào công trình.

1.4.11

Lối vào công trình

Lối tiếp cận vào bên trong công trình.

1.4.12

Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết

Dấu hiệu đặc trưng của một bề mặt đã tiêu chuẩn hoá được đặt vào hoặc gắn lên diện tích bề mặt đường đi bộ hoặc lên cấu kiện khác để báo hiệu cho người khuyết tật nhận biết những bất thường trên lối đi.

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Bãi đỗ xe và điểm dừng chờ xe

2.1.1 Trong bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe của các tòa nhà phải có chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Số lượng tính toán chỗ đỗ xe phải tuân theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Số lượng chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận trong bãi đỗ xe

Đơn vị tính: Chỗ

Tổng số chỗ đỗ xe

S lượng tối thiểu cho người gặp khó khăn khi tiếp cận

Trên 5 đến 50

1

Từ 51 đến 100

2

Từ 101 đến 150

3

Từ 151 đến 200

4

Trên 200

5 + 1 chỗ cho mỗi lần thêm 100 xe

CHÚ THÍCH:

1) Diện tích chỗ đỗ xe bao gồm đường nội bộ trong gara/bãi đỗ xe, tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

2) Nếu bãi đỗ xe có không quá 5 chỗ thì không cần thiết kế chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận.

3) Bên cạnh chỗ đỗ xe ô tô dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải có khoảng không gian có chiều rộng thông thủy đảm bảo:

- Không nhỏ hơn 1 200 mm đối với chỗ đỗ xe ô tô dưới 24 chỗ; (Xem hình 1a)

- Không nhỏ hơn 2 500 mm đối với chỗ đỗ xe ô tô trên 24 chỗ. (Xem hình 1b)

2.1.2 Vị trí chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải được bố trí gần đường vào, lối vào công trình. Đối với các bãi đỗ xe công cộng thì chỗ đỗ xe cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải gần với đường dành cho người đi bộ.

2.1.3 Tại các điểm dừng chờ xe khi có sự thay đổi cao độ phải bố trí vệt dốc hay đường dốc và đặt các tấm lát nổi hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản trên đường chờ để người gặp khó khăn khi tiếp cận đến được các phương tiện giao thông (xem Hình 2).

2.1.4 Tại các điểm dừng chờ xe phải bố trí chỗ ngồi cho người gặp khó khăn khi tiếp cận và có không gian dành cho người đi xe lăn (xem Hình 3).

2.1.5 Tại khu vực dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải có biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết theo quy ước quốc tế.

a) Chỗ đỗ xe ô tô dưới 24 chỗ

b) Chỗ đỗ xe ô tô trên 24 chỗ

Hình 1 - Minh họa chỗ đỗ xe cho người khuyết tật

Hình 2 - Minh họa điểm dừng chờ xe

Đơn vị tính: mm

Hình 3 - Minh họa chỗ ngồi chờ cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tại các điểm dừng chờ xe

2.2 Đường, lối vào công trình

2.2.1 Trong một khuôn viên, công trình hoặc một hạng mục công trình, ít nhất phải có một đường, lối vào công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng. Và phải có biển báo, biển chỉ dẫn để có thể nhận biết.

2.2.2 Đường, lối vào công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng phải bằng phẳng, không trơn trượt và phải bố trí đường dốc khi có sự thay đổi cao độ.

2.2.3 Khi thiết kế đường dốc phải tuân theo các quy định sau (xem Hình 4):

- Độ dốc: không lớn hơn 1/12;

- Chiều rộng thông thủy đường dốc: không nhỏ hơn 1 200 mm;

- Chiều dài đường dốc: không lớn hơn 9 000 mm; khi lớn hơn 9 000 mm phải bố trí chiếu nghỉ;

- Chiều dài chiếu nghỉ: không nhỏ hơn 1 400 mm;

- Tại điểm bắt đầu và kết thúc đường dốc phải có không gian có kích thước không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm để xe lăn có thể di chuyển được;

- Bề mặt đường dốc phải cứng, không được ghồ ghề và không trơn trượt.

Hình 4 - Minh họa về kích thước tối thiểu của đường dốc đảm bảo tiếp cận

2.2.4 Hai bên đường dốc phải bố trí lan can, tay vịn liên tục. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn phải bố trí gờ an toàn hoặc bố trí rào chắn (xem Hình 5; 6).

-Tay vịn phải được lắp đặt ở độ cao 900 mm so với mặt sàn/nền hoàn thiện. Nếu bố trí tay vịn hai tầng thì tay vịn phía dưới phải lắp đặt ở độ cao 700 mm so với mặt sàn/nền hoàn thiện.

- Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, tay vịn phải được kéo dài thêm một đoạn, chiều dài không nhỏ hơn 300 mm (xem Hình 5). Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm (xem Hình 7).

CHÚ DẪN:

1. Khoảng không gian thông thủy trước lối vào (kích thước tối thiểu 1400 x 1400 mm);

2. Lối vào công trình;

3. Tay vịn kéo dài ở điểm đầu và cuối đường dốc;

4. Tay vịn ở độ cao 900 mm;

5. Tay vịn ở độ cao 700 mm;

6. Đường dốc có độ dốc tối đa 1/12, chiều rộng thông thủy tối thiểu 1200 mm;

7. Gờ an toàn;

8. Bậc tiếp cận lối vào công trình;

9. Tấm lát cảnh báo.

Hình 5 - Minh họa về đường dốc, bậc cấp, lan can, tay vịn tiếp cận lối vào công trình

Hình 6 - Một số kiểu lan can tay vịn có gờ an toàn, rào chắn

Hình 7 - Minh họa về tay vịn trợ giúp người khó khăn khi tiếp cận

2.2.5 Đối với lối vào có bố trí bậc tiếp cận phải tuân theo các quy định sau:

- Chiều cao bậc: không lớn hơn 150 mm;

- Bề rộng mặt bậc: không nhỏ hơn 300 mm;

- Không dùng bậc thang hở; không làm mũi bậc;

- Khi bố trí nhiều hơn 3 bậc thì phải bố trí lắp đặt tay vịn hai bên tuân theo quy định tại 2.2.4. (xem Hình 5).

2.2.6 Trường hợp có cửa trên lối vào cho người gặp khó khăn khi tiếp cận thì không được làm ngưỡng cửa và không sử dụng cửa quay.

2.2.7 Tại lối vào phải lắp đặt biển báo, có hệ thống thông báo bằng âm thanh và tấm lát có dấu hiệu chỉ hướng tiếp cận đến thang máy và các dịch vụ dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận.

2.2.8 Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn hoặc công trình có lối vào công trình không đảm bảo tiếp cận và không đủ điều kiện bố trí đường dốc, thì phải bố trí các thiết bị hỗ trợ di động (thang nâng hoặc đường dốc di động) (xem Hình 8).

Đơn vị tính: mm

Hình 8 - Minh họa về thang nâng trợ giúp người gặp khó khăn khi di chuyển

2.3 Cửa

2.3.1 Chiều rộng thông thủy của cửa ra vào công trình không nhỏ hơn 900 mm. Đối với cửa ra vào các phòng chức năng bên trong công trình không nhỏ hơn 800 mm.

2.3.2 Khoảng không gian thông thủy ở phía trước và phía sau cửa đi không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm.

2.4 Thang máy

2.4.1 Kích thước thông thủy của cửa thang máy sau khi mở không nhỏ hơn 900 mm. Kích thước thông thủy mặt bằng bên trong buồng thang máy không nhỏ hơn 1 100 mm x 1 400 mm.

2.4.2 Không gian đợi trước cửa thang máy có kích thước không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm và phải đảm bảo bằng phẳng, không có các gờ bậc, không chênh lệch cao độ.

2.4.3 Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 s để đảm bảo an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Trong thang máy phải bố trí tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.4.

2.4.4 Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1 200 mm và không thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự với màu sắc tương phản hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille.

2.4.5 Biển báo hiển thị số tầng tương ứng với vị trí thang được bật sáng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh bên ngoài và bên trong thang máy. Cạnh cửa ra thang máy tại mỗi tầng phải bố trí chữ nổi Braille.

2.5 Các không gian công cộng trong công trình

2.5.1 Nơi đón tiếp/giao tiếp

2.5.1.1 Tại các khu vực như nơi ngồi chờ, chỗ xếp hàng để làm thủ tục đăng ký hay thanh toán, quầy bán hàng, nơi đổi tiền, rút tiền, trạm điện thoại công cộng, khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống hoặc tại các bề mặt làm việc trong các công trình công cộng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng.

2.5.1.2 Phải có ít nhất một nơi đón tiếp/giao tiếp dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận ứng với mỗi một loại dịch vụ. Và phải bố trí các biển báo, bảng chỉ dẫn bằng các ký hiệu, biểu tượng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh theo quy ước quốc tế.

2.5.1.3 Khi bố trí bàn/quầy đón tiếp/giao tiếp thì phải có khoảng trống để chân phía dưới mặt bàn/quầy để người đi xe lăn có thể tiếp cận được. Kích thước bàn/quầy đón tiếp/giao tiếp phải tuân theo các quy định sau (xem Hình 9):

- Chiều cao từ mặt sàn/nền hoàn thiện đến mặt bàn/quầy: không lớn hơn 800 mm;

- Chiều cao thông thủy khoảng trống phía dưới mặt bàn/quầy: không nhỏ hơn 650 mm;

- Chiều sâu khoảng trống để chân: không nhỏ hơn 450 mm.

Đơn vị tính: mm

Hình 9 - Minh họa về kích thước bàn/quầy đón tiếp cho người gặp khó khăn khi tiếp cận

2.5.2 Chỗ ngồi

2.5.2.1 Trong các công trình có phòng khán giả, phòng học, phòng họp, phòng chờ, cửa hàng, sân vận động phải bố trí chỗ ngồi thuận tiện cho người đi xe lăn (xem Hình 9).

2.5.2.2 Vị trí chỗ ngồi dành cho người đi xe lăn phải ở gần lối ra vào, đảm bảo thuận tiện và dễ dàng thoát người khi có sự cố (xem Hình 10).

2.5.2.3 Kích thước thông thủy không gian tối thiểu cho một vị trí xe lăn: 900 mm x 1 200 mm. (Xem hình 10)

2.5.2.4 Số lượng chỗ dành tối thiểu cho người đi xe lăn phải tuân theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Số chỗ dành cho người đi xe lăn

Đơn vị tính: Chỗ

Quy mô chỗ ngồi

Số lượng chỗ tối thiểu dành cho người đi xe lăn

1. Dưới 30

1

2. Từ 31 đến 50

2

3. Từ 51 đến 100

3

4. Từ 101 đến 300

5

5. Từ 301 đến 600

6

6. Trên 600

6 + 1 cho mỗi một lần thêm 200 chỗ ngồi

Đơn vị tính: mm

Hình 10 - Minh họa về kích thước, vị trí chỗ ngồi cho người đi xe lăn

2.5.3 Phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở khám, chữa bệnh

2.5.3.1 Các phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở khám, chữa bệnh phải đáp ứng có số phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng tuân thủ theo các quy định sau:

- Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa: 10 % tổng số phòng bệnh, phòng khám;

- Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng: 100 % số phòng lưu, phòng khám;

- Trung tâm điều dưỡng: 50 % số buồng phòng.

2.5.3.2 Trong phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân phải dành khoảng không gian có kích thước tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn.

2.5.3.3 Phải bố trí tay vịn dọc theo hai bên hành lang, lối đi tới phòng khám và phòng chăm sóc bệnh nhân. Chiều cao lắp đặt tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.4.

2.5.4 Buồng phòng trong khách sạn, nhà nghỉ

2.5.4.1 Đối với khách sạn, nhà nghỉ dưới 100 phòng phải có ít nhất 5 % số phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng. Nếu có trên 100 phòng, thì cứ có thêm 50 phòng thì phải có thêm 01 phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng.

CHÚ THÍCH: Trường hợp 5% số phòng nhỏ hơn 1 thì số phòng đảm bảo tiếp cận sử dụng tối thiểu là 01 phòng.

2.5.4.2 Trong phòng ngủ dành cho người đi xe lăn phải dành khoảng không gian có kích thước tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm về một phía của giường ngủ để di chuyển xe lăn.

2.5.4.3 Đối với công trình không có thang máy, các phòng dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải bố trí ở dưới tầng trệt (tầng 1).

2.5.5 Khu vệ sinh

2.5.5.1 Trong các công trình công cộng, phải có tối thiểu 01 phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng và không nhỏ hơn 5 % tổng số phòng vệ sinh.

CHÚ THÍCH: Phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng dùng cho tất cả các đối tượng đã nêu tại 1.1.1 và không phân biệt giới tính.

2.5.5.2 Đối với khu vệ sinh chung, bố trí tối thiểu cứ 6 tiểu treo phải có 1 tiểu dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận. Có thể bố trí phòng/buồng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng khi trong khu vệ sinh chung có đủ không gian diện tích đảm bảo theo quy định tại quy chuẩn này.

2.5.5.3 Trong các khu vệ sinh, nếu thiết kế có khu vực thay tã/bỉm cho trẻ sơ sinh, phải nghiên cứu bố trí sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng tới các không gian sử dụng khác.

2.5.5.4 Trong phòng/buồng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng, khu vực đặt bệ xí (bồn cầu) phải có khoảng không gian thông thủy tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn (xem Hình 11).

Đơn vị tính: mm

Hình 11 - Minh họa về kích thước không gian khu vực đặt bệ xí (bồn cầu) đảm bảo tiếp cận sử dụng

2.5.5.5 Chiều rộng thông thủy của cửa phòng vệ sinh không nhỏ hơn 800 mm và phải tuân theo các quy định sau:

- Cửa mở ra ngoài không được cản trở lối thoát hiểm;

- Cửa mở vào trong, không được ảnh hưởng đến khoảng không gian yêu cầu tối thiểu của khu vực đặt bệ xí (bồn cầu) (xem Hình 12).

Hình 12 - Minh họa về cửa khi mở vào trong của phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng

2.5.5.6 Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tính từ mặt sàn/nền hoàn thiện phải tuân theo các quy định sau:

- Bệ xí (bồn cầu): không lớn hơn 450 mm (xem Hình 13a);

- Tiểu treo: không lớn hơn 400 mm (xem Hình 13b);

- Chậu rửa: không lớn hơn 750 mm (xem Hình 13c).

Hình 13 - Minh họa về chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người gặp khó khăn khi tiếp cận

2.5.5.7 Chiều cao lắp đặt tay vịn trong khu vực lắp đặt bệ xí (bồn cầu) tính từ mặt sàn/nền hoàn thiện không lớn hơn 900 mm đối với tay vịn nằm ngang. Trường hợp thiết kế lắp đặt tay vịn đứng thì điểm thấp nhất của tay vịn không lớn hơn 950 mm (xem Hình 14a).

- Khu vực tiểu treo: điểm thấp nhất của tay vịn không lớn hơn 800 mm (xem Hình 14b).

a) Tay vịn tại khu vực lắp đặt bồn cầu

b) Tay vịn tại khu vực lắp đặt tiểu treo

Hình 14 - Minh họa về chiều cao lắp đặt tay vịn trong phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng

2.5.5.8 Bề mặt sàn khu vệ sinh không được trơn trượt.

2.5.5.9 Trong phòng vệ sinh đảm bảo tiếp cận sử dụng phải bố trí lắp đặt hệ thống chuông báo khẩn cấp, trợ giúp cho người gặp khó khăn khi tiếp cận trong trường hợp gặp sự cố. Chiều cao lắp đặt nút bấm chuông báo khẩn cấp tính từ mặt sàn/nền hoàn thiện không lớn hơn 400 mm.

2.5.5.10 Khu vệ sinh dành cho người gặp khó khăn khi tiếp cận phải có biển báo, biển chỉ dẫn và có hệ thống thông báo bằng âm thanh theo quy ước quốc tế.

2.6 Thoát nạn

2.6.1 Hệ thống báo động

2.6.1.1 Hệ thống báo động dùng để thông báo và chỉ dẫn về các khu vực chờ cứu hộ và lối thoát hiểm phải bằng cả âm thanh và hình ảnh, có đèn hiệu nhấp nháy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

2.6.1.2 Hệ thống báo động phải được bố trí tại các khu vực như phòng ở, phòng họp, phòng khán giả, lối đi, sảnh, hành lang và các không gian sử dụng công cộng khác.

2.6.1.3 Khi sử dụng thông báo bằng loa phải đảm bảo cường độ âm thanh lớn hơn độ ồn tối thiểu +5 dB. Cường độ âm thanh chuông báo khẩn cấp phải cao hơn cường độ âm thanh môi trường tối thiểu +15 dB nhưng không vượt quá 120 dB.

2.6.2 Lối thoát nạn

2.6.2.1 Phải bố trí vùng an toàn cho người gặp khó khăn khi tiếp cận tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD. Vùng an toàn phải gắn trực tiếp với cầu thang thoát nạn và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh.

2.6.2.2 Lối thoát nạn dẫn đến cầu thang thoát nạn phải tuân thủ quy định tại QCVN 06:2022/BXD.

2.7 Đường và hè phố

2.7.1 Tại các nơi giao cắt khác cao độ như các lối sang đường, lối lên xuống hè phố phải làm đường dốc, vệt dốc tuân theo quy định tại 2.2.3 (xem Hình 15).

2.7.2 Tại nơi giao giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông, lối sang đường dành cho người đi bộ hoặc tại lối vào công trình phải bố trí tấm lát cảnh báo giao cắt. Lối đi bộ sang đường phải đảm bảo không có sự thay đổi cao độ (xem Hình 16).

2.7.3 Các tiện nghi trên đường phố như: “điểm chờ xe buýt, ghế nghỉ, cột điện, đèn đường, cọc tiêu, biển báo, trạm điện thoại công cộng, hòm thư, trạm rút tiền tự động, bồn hoa, cây xanh, thùng rác công cộng” không được gây cản trở cho người gặp khó khăn khi tiếp cận và được cảnh báo bằng các tấm lát nổi và đánh dấu bằng các màu sắc tương phản để người khuyết tật nhìn có thể nhận biết.

Đơn vị tính: mm

Hình 15 - Minh họa về lối lên xuống vỉa hè

2.7.4 Các chướng ngại vật đứng độc lập như: “biển quảng cáo, thùng thư, điện thoại công cộng” phải được bố trí bên ngoài phần đường dành cho người đi bộ. Cạnh dưới cách mặt đất không lớn hơn 600 mm, độ nhô ra tối đa là 100 mm và chiều cao thông thủy trên lối đi là 2 000 mm để người khuyết tật nhìn tránh bị va đập (xem Hình 17).

Đơn vị tính: mm

Hình 16 - Minh họa về lối đi bộ qua đường

Đơn vị tính: mm

Hình 17 - Minh họa về kích thước lắp đặt các vật cản trên lối đi an toàn cho người khuyết tật nhìn

2.7.5 Đối với cây xanh nằm trên lối đi, phải có giải pháp cảnh báo cho người khuyết tật nhìn bằng các biện pháp thay đổi bề mặt vật liệu lát nền xung quanh khu vực trồng cây, làm gờ nổi cao tối thiểu 100 mm hoặc rào chắn xung quanh ô trồng cây. Cắt tỉa các cành cây thấp hơn 2 000 mm (xem Hình 18a).

2.7.6 Mép ngoài của đường đi bộ và đường đi xung quanh ao, hồ trong công viên phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc gờ chắn cao tối thiểu 150 mm để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật nhìn (xem Hình 18b).

Đơn vị tính: mm

a) Quy cách trồng cây nằm trên lối đi bộ

b) Gờ chắn cảnh báo cho người khuyết tật nhìn

Hình 18 - Minh họa về bố trí các cảnh báo an toàn cho người khuyết tật nhìn trên đường đi bộ

2.7.7 Đối với công trình đang thi công xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nằm kề cận với đường dành cho người đi bộ phải có rào chắn bảo vệ cao từ 1 000 mm đến 1 200 mm, được dựng chắc chắn để không bị đổ khi va đập vào và phải được chiếu sáng đầy đủ vào ban đêm. Giàn giáo và các biện pháp bảo vệ phải không gây nguy hiểm cho người khuyết tật nhìn.

2.7.8 Đối với cầu vượt và đường hầm có phần đường dành cho người đi bộ nếu có từ 3 bậc trở lên phải tuân theo các quy định sau (xem Hình 19):

- Chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm, chiều rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;

- Mỗi đoạn có tối đa 18 bậc. Nếu có nhiều hơn 18 bậc phải bố trí chiếu nghỉ;

- Chiều rộng mặt chiếu nghỉ không nhỏ hơn 1 400 mm;

- Hai bên đường đi có bậc phải bố trí tay vịn tuân theo quy định tại 2.2.4.

Đơn vị tính: mm

Hình 19 - Minh họa về bậc lên xuống tại cầu vượt và hm dành cho người đi bộ

2.7.9 Lối ra vào cầu vượt và đường hầm có phần đường dành cho người đi bộ nếu có sự thay đổi độ cao đột ngột phải có đường dốc tuân theo quy định tại 2.2.3.

2.7.10 Bề mặt phần đường dành cho người đi bộ trên cầu vượt và trong đường hầm không được trơn trượt.

2.7.11 Tại điểm bắt đầu và kết thúc cầu vượt và đường dốc trong đường hầm phải có biện pháp để cảnh báo người khuyết tật nhìn bằng các tấm lát nổi cảnh báo giới hạn hoặc đánh dấu bằng các màu sắc tương phản.

2.7.12 Tại các nơi giao của đường dành cho các phương tiện giao thông, lối vào đường hầm và vị trí lên xuống cầu vượt cần phải có tín hiệu đèn giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn và có thêm các tín hiệu bằng âm thanh hoặc chữ nổi Braille để chỉ dẫn người khuyết tật nhìn nhận biết khi qua đường.

2.8 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết

2.8.1 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm các tấm lát nổi hoặc các vạch dấu có màu sắc tương phản.

2.8.2 Vị trí lắp đặt các tấm lát nổi phải tuân theo các quy định sau:

- Tấm lát cảnh báo giao cắt được bố trí tại nơi giao cắt giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông;

- Tấm lát cảnh báo giới hạn được bố trí tại điểm đầu và điểm cuối của cầu thang; điểm đầu và điểm cuối đường dốc, nơi có các vật cản; lối đi bộ sang đường;

- Tấm lát dẫn hướng được dùng để hướng dẫn người khuyết tật nhìn đến các khu vực quầy lễ tân, quầy bán vé, cửa kiểm soát vé, nơi rút tiền và tránh các vật cản khi di chuyển tại những nơi không có thông tin hoặc các chỉ dẫn khác;

- Tấm lát định vị được bố trí ở phía trước trạm điện thoại, hòm thư, quầy lễ tân, quầy bán vé, bảng thông tin (bằng chữ nổi hoặc âm thanh), máy rút tiền tự động, khu vệ sinh, phòng chờ và trước lối vào các công trình.

2.9 Biển báo, biển chỉ dẫn

2.9.1 Chữ và ký hiệu trên biểu tượng quy ước phải tương phản với màu nền. Không dùng chất liệu nền nhẵn bóng, phản quang mạnh để người đọc không bị lóa.

2.9.2 Biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết phải sử dụng các ký hiệu, biểu tượng và chữ nổi Braille phải phù hợp với quy ước quốc tế (xem Phụ lục A).

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1 Quy định chuyển tiếp

3.1.1 Dự án đầu tư xây dựng được quyết định chủ trương đầu tư; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thì phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

3.1.2 Dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định chủ trương đầu tư; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định (gồm cả trường hợp thẩm định điều chỉnh) trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của QCVN 10:2014/BXD.

3.1.3 Đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định một số công trình thuộc dự án theo quy định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành, khi chủ đầu tư triển khai thực hiện đối với các công trình còn lại của dự án tại thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực, chủ đầu tư được lựa chọn tiếp tục thực hiện theo quy định của QCVN 10:2014/BXD hoặc tuân thủ quy định của quy chuẩn này.

3.2 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

3.3 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý xây dựng nhà và công trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.4 Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Xây dựng để được hướng dẫn, xử lý.

PHỤ LỤC A

Một số biểu tượng quy ước hỗ trợ người gặp khó khăn khi tiếp cận

PHỤ LỤC B

Đặc điểm kỹ thuật của các tấm lát nổi trợ giúp cho người khiếm thị

B.1 Tấm lát cảnh báo

Đơn vị tính: mm

Hình B.1 - Tấm lát cảnh báo giao cắt

- Tấm lát cảnh báo giao cắt (Xem Hình B.1): Dùng để cảnh báo cho người khiếm thị dừng lại tại nơi giao cắt không có chênh lệch cao độ giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông; tại vị trí đường dốc của lối đi bộ xuống đường dành cho phương tiện giao thông và tại vị trí đường giao thông được nâng cốt lên bằng với lối đi bộ.

Đơn vị tính: mm

Hình B.2 - Tấm lát cảnh báo giới hạn

- Tấm lát cảnh báo giới hạn (xem Hình B.2): Dùng để cảnh báo cho người khiếm thị khi phía trước có các nguy hiểm như: điểm bắt đầu và kết thúc của cầu thang; nơi có sự thay đổi cao độ; nơi lối đi bộ song song với đường dành cho các phương tiện giao thông; vị trí chờ tàu điện nổi trên cao.

B.2 Tấm lát cảnh báo mép đường chờ tại các bến đỗ

Đơn vị tính: mm

Hình B.3 - Tấm lát cảnh báo mép đường chờ tàu điện trên phố

- Tấm lát cảnh báo mép đường chờ tàu điện trên phố (xem Hình B.3): Dùng để cảnh báo cho người khiếm thị giới hạn mép đường chờ tại ga tàu điện nổi trên phố (ga có đường ray chạy trên đường phố, người đi bộ có thể đi ngang qua hoặc đi dọc đường ray mà không có sự giới hạn, hạn chế hay có hàng rào bảo vệ).

Đơn vị tính: mm

Hình B.4 - Tấm lát cảnh báo mép đường chờ tàu hỏa, tàu điện ngầm

- Tấm lát cảnh báo mép đường chờ tàu hỏa, tàu điện ngầm (xem Hình B.4): Dùng để cảnh báo cho người khiếm thị giới hạn mép đường chờ tại ga tàu hoả, ga tàu điện ngầm.

B.3 Tấm lát dẫn hướng

Đơn vị tính: mm

Hình B.5 - Tấm lát dẫn hướng cho người khiếm thị

- Tấm lát dẫn hướng dùng để hướng dẫn người khiếm thị (xem Hình B.5) tránh các vật cản khi di chuyển tại những nơi không có các các thông tin định hướng như mép đường, hành lang, v.v.

- Tấm lát này cũng được dùng để hướng dẫn người khiếm thị đến các khu vực bán vé, cửa kiểm soát vé, nơi rút tiền ...

B.4 Tấm lát định vị

Hình B.6 - Vị trí và kích thước tấm lát định vị

- Tấm lát định vị (xem Hình B.6): Dùng để thông báo cho người khiếm thị về vị trí của các tiện nghi phục vụ công cộng: bố trí ở phía trước bốt điện thoại, hòm thư, quầy vé bảng thông tin (bằng chữ nổi hoặc âm thanh), máy thanh toán tự động, máy rút tiền tự động, khu vệ sinh, phòng chờ, quầy vé và trước lối vào các công trình.

- Quy cách bề mặt tấm lát định vị sử dụng gờ nổi như tấm lát cảnh báo giao cắt.

70
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Thông tư 06/2024/TT-BXD về QCVN 10:2024/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Tải văn bản gốc Thông tư 06/2024/TT-BXD về QCVN 10:2024/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

MINISTRY OF CONSTRUCTION OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/2024/TT-BXD

Hanoi, August 1, 2024

 

CIRCULAR

PROMULGATING QCVN 10:2024/BXD NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTIONS ACCESSIBILITY

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government of Vietnam elaborating the Law on Technical Regulations and Standards and Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 127/2007/ND-CP;

Pursuant to Decree No. 52/2022/ND-CP dated August 8, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Construction of Vietnam;

At the request of the Director of the Department of Science, Technology, and Environment;

The Minister of Construction of Vietnam hereby promulgates the Circular promulgating QCVN 10:2024/BXD National Technical Regulation on Constructions Accessibility.

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 2. Entry into force

1. This Circular comes into force as of February 1, 2025.

2. Circular No. 21/2014/TT-BXD dated December 29, 2014 of the Minister of Construction of Vietnam shall be annulled./.

 



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Xuan Dung

 

QCVN 10:2024/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTIONS ACCESSIBILITY Appendix

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

1.2 Regulated entities

1.3 Reference documents

1.4 Interpretation of terms

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 Parking lots and bus stops

2.2 Roads and paths for access to facilities

2.3 Doors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.5 Public spaces within facilities

2.6 Emergency exits

2.7 Roads and sidewalks

2.8 Detectable warning signs

2.9 Signage

3 IMPLEMENTATION

APPENDIX A

APPENDIX B

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

QCVN 10:2024/BXD is compiled by the National Institute of Architecture (Ministry of Construction of Vietnam), proposed by the Department of Science, Technology, and Environment, appraised by the Ministry of Science and Technology of Vietnam, and promulgated by the Ministry of Construction of Vietnam together with Circular No. 06/2024/TT-BXD dated August 1, 2024 of the Minister of Construction of Vietnam.

QCVN 10:2024/BXD replaces QCVN 10:2014/BXD enclosed with Circular No. 21/2014/TT-BXD dated December 29, 2014 of the Minister of Construction of Vietnam.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON CONSTRUCTIONS ACCESSIBILITY

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

1.1.1 This Regulation provides for compulsory technical requirements when constructing or renovating construction facilities to ensure accessibility for people with access difficulties.

NOTE: Solutions must be found to support people with access difficulties for heritage facilities that must be preserved and existing facilities that are ineligible for renovation.

1.1.2 Construction facilities must ensure accessibility for people with access difficulties, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Public facilities:

- Education, training, and research facilities;

- Headquarters and offices;

- Health facilities;

- Sports facilities;

- Cultural facilities;  

- Trade and service facilities.

c) Urban technical infrastructure facilities:

- Urban traffic facilities: terminals, wharves, bus stations, roads, sidewalks, pedestrian underpasses, and pedestrian overpasses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1.2. Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals involved in the investment, construction, management, and use of the facilities specified in 1.1.2.

1.3 Reference documents

The following reference documents are necessary for the application of this regulation. Where any reference document is amended or replaced, comply with its new edition.

QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 03:2022/BXD, National Technical Regulation on Classifications of Buildings and Structures for Design;

QCVN 06:2022/BXD, National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions.

1.4 Interpretation of terms

For the purpose of this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

People with access difficulties

Elderly people with declining physical functions, people temporarily facing mobility difficulties, and people with disabilities.

NOTE: People with disabilities mentioned in this regulation include those with mobility impairments, hearing or speech impairments, and visual impairments.

1.4.2

Elderly people with declining physical functions

People aged 60 years and above who experience age-related decline in mobility, hearing, or vision.

1.4.3

People temporarily facing mobility difficulties

Pregnant women, people pushing strollers with young children, patients, and people with temporary injuries that limit their mobility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

People with disabilities

People with impairments in one or more body parts or declining physical functions, resulting in difficulties in working, living, or studying.

1.4.5

Mobility impairments

Reduction of loss of movement ability of the head, neck, limbs, or torso, causing limited mobility.

People with mobility impairments using wheelchairs, crutches, braces, orthopedic shoes, canes, or walking frames to move.

1.4.6

Hearing and speech impairments

Reduction or loss of the ability to speak, hear, or both, including the inability to produce clear sounds or sentences, causing difficulty in verbal communication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1.4.7

Visual impairments

Reduction or loss of the ability to see and perceive light, colors, images, or objects under normal lighting and environmental conditions.

Visual impairments can vary in severity, from total blindness (inability to distinguish light from dark) to limited peripheral or central vision, severe nearsightedness, color blindness, or sensitivity to bright light.

1.4.8

Access

People with difficulties in using houses, public facilities, vehicles, information technology, culture, sports, tourism services, and other services for community integration.  

1.4.9

Accessible construction facilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1.4.10

Roads for access to facilities

Roads and paths leading to the facilities.  

1.4.11

Entrance to facilities

Entryway providing access to the facilities.

1.4.12

Detectable warning signs

Standardized surface indicators placed on pedestrian walkways or other structural components to alert people with disabilities of potential hazards or changes on the walkway.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.1 Parking lots and bus stops

2.1.1 Public parking lots and parking lots of buildings must include parking places dedicated to people with access difficulties. The number of parking spaces shall comply with Table 1.

Table 1 – Number of parking spaces for people with access difficulties in parking lots

Unit: space

Total number of parking spaces

Minimum number of spaces for people with access difficulties

More than 5 to 50

1

From 51 to 100

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

From 101 to 150

3

From 151 to 200

4

Over 200

5 + 1 space for every additional 100 vehicles

NOTE:

1) The area of the parking space includes internal roads in the garage/parking lot in compliance with QCVN 01:2021/BXD.

2) If the parking lot has no more than 5 spaces, it is unnecessary to include parking spaces for people with access difficulties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- At least 1200 mm for a parking space for automobiles with under 24 seats; (see Figure 1a)

- At least 2500 mm for a parking space for automobiles with more than 24 seats. (see Figure 1b)

2.1.2 The location of parking spaces for people with access difficulties must be arranged near the entrances to the facilities. For public parking lots, the parking spaces for people with access difficulties must be near pedestrian walkways.

2.1.3 At a bus stop with elevation changes, there must be a ramp or slope with tactile tiles or markings in contrasting colors to help people with access difficulties access traffic vehicles (see Figure 2).

2.1.4 At a bus stop, there must be seats dedicated to people with access difficulties and spaces dedicated to wheelchair users (see Figure 3).

2.1.5 An area dedicated to people with access difficulties must have signage or detectable warning signs prescribed in international conventions.  

a) Parking space for an automobile with under 24 seats

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Figure 1 – Illustration of parking spaces for people with disabilities

Figure 2 – Illustration of bus stops

Unit: mm

Figure 3 – Illustration of a waiting area for people with access difficulties at a bus stop

2.2 Roads and paths for access to facilities

2.2.1 Within specific premises, a facility, or a construction item, there must be at least one accessible road or path for access to the facility with signage and detectable warning signs.

2.2.2 Accessible roads and paths must be flat and non-slip and have ramps where there are elevation changes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Incline: not steeper than 1/12;

- Clear width of the ramp: at least 1200 mm;

- Ramp length: no more than 9000 mm; if it exceeds 9000 mm, landings must be arranged;

- Landing length: at least 1400 mm;

- At the start and end of the ramp, there must be a space with a minimum dimension of 1400 mm x 1400 mm to allow wheelchair maneuverability;

- Ramp surface must be hard, even, and non-slip.

Figure 4 – Illustration of the minimum dimension of an accessible ramp

2.2.4 Continuous handrails must be arranged on both sides of a ramp. If one side of the ramp has an open drop, a safety curb or barrier must be arranged at the base of the handrail (see Figures 5 and 6).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- At the start and end of the ramp, handrails must be extended by at least 300 mm (see Figure 5). The distance between the handrail and the wall must be at least 40 mm (see Figure 7). 

LEGEND:

1. Clear space in front of entrance (minimum dimension of 1400 x 1400 mm);

2. Facility entrance;  

3. Extended handrail at the start and end of ramp;  

4. Handrail at 900 mm height;  

5. Handrail at 700 mm height;

6. Ramp with maximum incline of 1/12 and minimum clear width of 1200 mm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Step at facility entrance;

9. Tactile tile.

Figure 5 – Illustration of accessible ramp, step, railing, and handrail at a facility entrance

Figure 6 – Various type of handrails with safety curbs or barriers

Figure 7 – Illustration of handrails assisting people with access difficulties

2.2.5 For an entrance with steps, comply with the following regulations:

- Step height: no more than 150 mm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Open risers and nosings are not allowed;

- If there are more than 3 steps, handrails must be installed on both sides according to 2.2.4. (see Figure 5).

2.2.6 Door thresholds and revolving doors are not allowed at entrances (with doors) for people with access difficulties.

2.2.7 Entrances must have signage, audio announcement systems, and tactile tiles to guide people to elevators and services for people with access difficulties.

2.2.8 For facilities requiring preservation or facilities with entrances that fail to ensure accessibility and eligibility for arranging ramps, arrange mobile support devices (mobile lifts or ramps) (see Figure 8).

Unit: mm

Figure 8 - Lift for supporting people with mobility difficulties

2.3 Doors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.3.2 The clear space in front of and behind doors must be at least 1400 mm x 1400 mm.

2.4 Elevators

2.4.1 The clear dimension of the elevator door when open must be at least 900 mm. The clear dimension of the elevator cabin floor must be at least 1100 mm x 1400 mm.

2.4.2 The waiting area in front of the elevator door must be at least 1400 mm x 1400 mm and flat with no steps or elevation changes.

2.4.3 Elevator doors must be equipped with automatic opening and closing devices, with an opening time of more than 20 seconds, to ensure the safety of people with access difficulties. Handrails must be installed inside the elevator according to 2.2.4.

2.4.4 The elevator control panel must be installed at a height of no more than 1200 mm and no less than 900 mm from the floor to the center of the highest control button. Control buttons must have characters in contrasting colors, tactile indicators, and Braille lettering.

2.4.5 Floor number indicators inside and outside the elevator must be visible (via lighting systems) or include an audio announcement system

2.5 Public spaces within facilities

2.5.1 Reception/service areas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.5.1.2 At least one reception/service area must be dedicated to people with access difficulties, corresponding to one service type. Signage using specific symbols and icons or audio announcement systems must be arranged according to international conventions.

2.5.1.3 Reception/service counters/desks must include legroom beneath to allow wheelchair access. The dimensions of the reception/service counters/desks must comply with the following regulations (see Figure 9):

- Height from finished floor/ground to desk/counter: no more than 800 mm;

- Clear height of legroom: at least 650 mm;

- Depth of legroom: at least 450 mm.

Unit: mm

Figure 9 – Illustration of the dimension of a desk/counter for people with access difficulties

2.5.2 Seating

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.5.2.2 Wheelchair-accessible seating must be near the entrance, ensuring convenient access and emergency exit upon incidents (see Figure 10).

2.5.2.3 The minimum clear space for a wheelchair-accessible seat is 900 mm x 1200 mm. (see Figure 10)

2.5.2.4 The minimum wheel chair spaces must comply with Table 2.

Table 2 - Number of wheelchair spaces

Unit: Seat

Seating capacity

Minimum number of wheelchair spaces

1. Under 30

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2

3. From 51 to 100

3

4. From 101 to 300

5

5. From 301 to 600

6

6. Over 600

6 + 1 for every additional 200 spaces

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Figure 10 – Illustration of the dimensions and locations of wheelchair-accessible seating

2.5.3 Examination and patient care rooms in medical examination and treatment establishments

2.5.3.1 Regulations on the mandatory number of accessible examination and patient care rooms in medical examination and treatment establishments: 

- Hospitals, medical centers, and general clinics: 10% of total rooms;

- Orthopedic and rehabilitation centers: 100% of rooms;

- Nursing centers: 50% of rooms.

2.5.3.2 Each examination or patient care room must have a clear space of at least 1400 mm x 1400 mm for wheelchair maneuverability.

2.5.3.3 Handrails must be arranged along corridors and walkways to examination and patient care rooms. Handrail height must comply with 2.2.4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.5.4.1 Hotels and motels with less than 100 rooms must have at least 5% of the rooms accessible. Those with more than 100 rooms must have 1 additional accessible room for every additional 50 rooms.

NOTE: Where the 5% is less than 1 room, at least 1 accessible room must be provided.

2.5.4.2  Each bedroom dedicated to wheelchair users must have a clear space of at least 1400 mm x 1400 mm on one side of the bed for wheelchair maneuverability.

2.5.4.3 For facilities without elevators, accessible rooms must be arranged on the ground floor (first floor).

2.5.5 Restrooms

2.5.5.1 Each public facility must have at least 1 accessible restroom, accounting for at least 5% of the total number of restrooms.

NOTE: Accessible restrooms are dedicated to all people specified in 1.1.1, regardless of gender.

2.5.5.2 A shared restroom must have at least 1 accessible urinal in every 6 urinals. Accessible toilet rooms/stalls must be arranged when the restroom does not have sufficient space according to this regulation.

2.5.5.3 Baby changing areas must be appropriately arranged to avoid obstructing the use of other areas (for restrooms with baby changing areas).  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Unit: mm

Figure 11 – Illustration of the space of an accessible area where the toilet is installed

2.5.5.5 The clear width of the restroom door must be at least 800 mm and comply with the following regulations:

- Outward-opening doors must not obstruct emergency exits;

- Inward-opening doors must not obstruct the mandatory space of the area where the toilet is installed (see Figure 12).

Figure 12 – Illustration of an inward-opening door of an accessible toilet room

2.5.5.6 The installation height of sanitary fixtures for people with access difficulties, from the finished floor/ground, must comply with the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Urinal: no higher than 400 mm (see Figure 13b);

- Washbasin: no higher than 750 mm (see Figure 13c).

Figure 13 – Illustration of the installation height of sanitary fixtures for people with access difficulties

2.5.5.7 The installation height of handrails in the vicinity of the toilet must be no higher than 900 mm from the finished floor/ground (for horizontal handrails). In the case of vertical handrails, the lowest point must be no higher than 950 mm (see Figure 14a).

- Urinal area: the lowest point of the handrail must be no higher than 800 mm (see Figure 14b).

a) Handrail in the vicinity of the toilet

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Figure 14 – Illustration of the height of the handrail installed in an accessible toilet room

2.5.5.8 The floor service of restrooms must be non-slip.

2.5.5.9 Accessible toilet rooms must be equipped with emergency alarm systems to assist people with access difficulties upon incidents. The emergency call button must be installed at a height no higher than 400 mm from the finished floor/ground.

2.5.5.10 Accessible restrooms must have signage and audio announcement systems according to international conventions.

2.6 Emergency exits

2.6.1 Alarm systems

2.6.1.1 Alarm systems for notifying and directing users to rescue waiting areas and emergency exits must include audio and visual indicators with flashing lights for use in emergencies.

2.6.1.2 Alarm systems must be arranged in areas such as living rooms, meeting rooms, auditoriums, corridors, lobbies, hallways, and other public use spaces.

2.6.1.3 If loudspeakers are used for announcements, the sound intensity must exceed the minimum noise level by at least +5 dB. The sound level of the emergency alarm must exceed the minimum ambient noise level by at least +15 dB, up to 120 dB.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2.6.2.1 Safe zones for people with access difficulties must be arranged in compliance with QCVN 06:2022/BXD. Safe zones must be directly associated with emergency staircases and have signage and two-way communication systems with visual and audio components.

2.6.2.2 Escape routes leading to emergency staircases must comply with QCVN 06:2022/BXD.

2.7 Roads and sidewalks

2.7.1 At intersections with different elevations, such as crosswalks and sidewalk ramps, sloped pathways must be constructed according to 2.2.3 (see Figure 15).

2.7.2 At intersections between pedestrian walkways and carriageways, crosswalks, or entrances to facilities, tactile warning tiles must be installed. Crosswalks must have no elevation changes (see Figure 16).

2.7.3 Street utilities such as bus stops, benches, electric poles, light poles, bollards, signs, public phones, mailboxes, ATMS, flower beds, green trees, and public trash bins must not obstruct people with access difficulties and be indicated with tactile tiles and contrasting colors for visibility to those with visual impairments.

Unit: mm

Figure 15 – Illustration of sidewalk ramps

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Unit: mm

Figure 16 – Illustration of a crosswalk

Unit: mm

Figure 17 – Illustration of the safe installation dimensions of an obstacle on a walkway for people with visual impairments

2.7.5 For green trees planted along walkways, warning solutions must be provided for people with visual impairments by changing the surface materials around the planting area or constructing raised edges of at least 100 mm in height or protective railings around tree pits.

2.7.6 The outer edge of pedestrian walkways and pathways around ponds or lakes in parks must have warning signs or raised edges of at least 150 mm in height to ensure the safety of people with visual impairments (see Figure 18b).

Unit: mm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Tree planting specifications on pedestrian walkways

b) Raised warning edges for people with visual impairments

Figure 18 – Illustration of safety warnings for people with visual impairments on pedestrian walkways

2.7.7 For construction sites in progress (construction, renovation, or repair) adjacent to pedestrian walkways, protective barriers with a height from 1000 mm to 1200 mm must be securely installed to withstand impact and be well-lit at night. Scaffolding and protective measures must not endanger people with visual impairments.

2.7.8 For overpasses and underpasses with pedestrian walkways with 3 or more steps, comply with the following regulations (see Figure 19):

- Step height must not exceed 150 mm, and tread depth must be at least 300 mm;

- A segment has up to 18 steps. Where there are more steps, landings must be arranged;

- Landing width must be at least 1400 mm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Unit: mm

Figure 19 – Illustration of steps at a pedestrian underpass/overpass

2.7.9 Entrance and exit points of overpasses and underpasses with pedestrian walkways must have ramps according to 2.2.3 in case of a sudden change in elevation.

2.7.10 The surface of pedestrian walkways on overpasses and underpasses must be non-slip.

2.7.11 Tactile tiles and markings in contrasting colors must be installed at the start and end of overpasses and ramps in underpasses for people with visual impairments.

2.7.12 Traffic signals and signage with audio cues or Braille indicators must be installed at intersections of roads for traffic vehicles, underpass entrances, and overpass access points to help people with visual impairments cross the street.

2.8 Detectable warning signs

2.8.1 Detectable warning signs include tactile tiles or markings in contrasting colors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Pedestrian crossing warning tactile tiles must be placed at intersections between walkways and carriageways; 

- Hazard warning tactile tiles must be placed at the start and end of staircases, ramps, near obstacles, or at pedestrian crossings;

- Directional tactile tiles must be used to direct people with visual impairments toward reception counters, ticket counters, tick control gates, and ATMS and to help them avoid obstacles in areas lacking information or indicators;

- Attention indicator tactile tiles must be placed in front of phone booths, mailboxes, reception counters, ticket counters, information boards (with Braille lettering or audio), ATMs, restrooms, waiting rooms, and facility entrances.

2.9 Signage

2.9.1 Text and signs on conventional symbols must contrast with the background colors. Glossy and highly reflective materials must not be used to prevent glare that hinders readability.

2.9.2 Signage or detectable warning signs must use signs, symbols, and Braille lettering in conformity with international conventions (see Appendix A).

3 IMPLEMENTATION

3.1 Transitional provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3.1.2 Investment projects with approved investment guidelines or feasibility research reports approved by construction authorities or submitted to construction authorities before this regulation comes into force may continue to comply with QCVN 10:2014/BXD.

3.1.3 For feasibility research reports with appraisal results for several facilities of the projects before this regulation comes into force, when investors apply for appraisal for the remaining facilities of the projects after this regulation comes into force, they may choose to continue to comply with QCVN 10:2014/BXD or this regulation.

3.2 The Ministry of Construction of Vietnam shall provide and disseminate the guidelines for applying this regulation to relevant entities.

3.3 Central and local construction authorities shall inspect compliance with this regulation in the preparation, appraisal, approval, and management of the construction of houses and facilities in their areas according to the law.

3.4 Any difficulty arising during the implementation of this regulation shall be promptly submitted to the Department of Science, Technology, and Environment – Ministry of Construction of Vietnam for guidance and handling.

 

APPENDIX A

Conventional symbols for supporting people with access difficulties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

APPENDIX B

Technical characteristics of tactile tiles for people with visual impairments

B.1 Warning tactile tiles

Unit: mm

Figure B.1 – Pedestrian crossing warning tactile tiles

- Pedestrian crossing warning tactile tiles (see Figure B.1) are used to alert people with visual impairments at intersections without elevation differences between pedestrian walkways and carriageways, at ramps leading to carriageways from pedestrian walkways, and at locations where carriageways are raised to the elevation of walkways.

Unit: mm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- Hazard warning tactile tiles (see Figure B.2) are used to warn people with visual impairments of hazards ahead, such as the start and end of staircases, elevation changes, pedestrian walkways alongside carriageways, and elevated railway platforms.

B.2 Platform edge warning tactile tiles

Unit: mm

Figure B.3 - Platform edge warning tactile tiles for on-street light rapid transit (LRT) platforms

- Platform edge warning tactile tiles for on-street LRT platforms (see Figure B.3) are used to warn people with visual impairments of the edge of on-street LRT platforms (stations with railways on the street where pedestrians can walk across or along the railways without restrictions, limitation, or protective barriers).

Unit: mm

Figure B.4 - Platform edge warning tactile tiles for railway and subway platforms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

B.3 Directional tactile tiles

Unit: mm

Figure B.5 – Directional tactile tiles for people with visual impairments

- Directional tactile tiles are used to guide people with visual impairments (see Figure B.5) through obstacles in areas where there is no other navigational information, such as road edges, corridors, and others.

- Such tiles are also used to direct people with visual impairments to ticket areas, ticket control gates, ATMs, and others.

B.4 Attention indicator tactile tiles

Figure B.6 – Location and size of attention indicator tactile tiles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

- The surface of attention indicator tactile tiles must use raised patterns like those on pedestrian crossing warning tactile tiles.

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2024/TT-BXD về QCVN 10:2024/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: 06/2024/TT-BXD
Loại văn bản: Thông tư
Lĩnh vực, ngành: Xây dựng - Đô thị
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
Người ký: Bùi Xuân Dũng
Ngày ban hành: 01/08/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản