Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu | 06/2011/TT-BVHTTDL |
Ngày ban hành | 08/03/2011 |
Ngày có hiệu lực | 01/05/2011 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký | Hoàng Tuấn Anh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
BỘ
VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2011/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2011 |
QUY ĐỊNH MẪU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA NHÀ VĂN HÓA-KHU THỂ THAO THÔN
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26
tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thể dục, thể thao;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định mẫu về tổ chức,
hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn, làng, ấp, bản, buôn,
plây, phum, sóc (sau đây gọi chung là Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn) như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
2. Thông tư này không áp dụng đối với Nhà văn hóa-Khu thể thao của tổ dân phố (khu phố, khối phố, khu dân cư ở đô thị); Nhà văn hóa-Khu thể thao của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở xã hội hóa khác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đóng trên địa bàn thôn.
Điều 2. Tên gọi, vị trí, chức năng
1. Tên gọi:
Nhà văn hóa-Khu thể thao + tên thôn.
2. Vị trí:
Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp trên.
3. Chức năng:
a) Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
b) Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
c) Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.
3. Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
4. Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.
5. Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
6. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.
7. Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao.
1. Căn cứ tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, Trưởng thôn tổ chức bầu chọn Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
Chủ nhiệm hoặc Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách xã.
2. Có đội ngũ cộng tác viên và người hoạt động nghiệp vụ không chuyên trách.