Thông tư 06/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 06/2005/TT-BNV
Ngày ban hành 05/01/2005
Ngày có hiệu lực 25/01/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2005/TT-BNV

Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 06/2005/TT-BNV NGÀY 05 THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Phụ cấp lưu động áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định.

II. MỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

1. Mức phụ cấp:

Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đ/tháng thì các mức tiền phụ cấp lưu động thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

0,2

58.000 đồng

2

0,4

116.000 đồng

3

0,6

174.000 đồng

2. Đối tượng áp dụng

a) Mức 1, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:

Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.

b) Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:

Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;

Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;

Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;

Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;

Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.

Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản, ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.

c) Mức 3, hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:

Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề;

Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;

Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng;

Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xôi hẻo lánh.

III. CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

1. Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp lưu động

=

Mức lương tối thiểu chung

x

Hệ số phụ cấp lưu động

x

Số ngày thực tế lưu động trong tháng

Số ngày làm việc tiêu chuẩn 1 tháng (22 ngày)

[...]