Thứ 7, Ngày 16/11/2024

Thông tư 05-BYT/DC năm 1959 quy định tạm thời quy cách lấy mẫu, thủ tục gửi các mẫu vật thuốc men, thực phẩm, đến xét nghiệm tại các cơ quan kiểm nghiệm của Bộ Y tế do Bộ Y Tế ban hành

Số hiệu 05-BYT/DC
Ngày ban hành 16/03/1959
Ngày có hiệu lực 31/03/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Phạm Ngọc Thạch
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-BYT/DC

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI QUY CÁCH LẤY MẪU, THỦ TỤC GỬI CÁC MẪU VẬT THUỐC MEN, THỰC PHẨM, ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI CÁC CƠ QUAN KIỂM NGHIỆM CỦA BỘ Y TẾ

Kính gửi: Các Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh.

Để đảm bảo sức khỏe của nhân dân và để giúp cho việc điều tra những vụ ngộ độc, đầu độc, sản xuất hay buôn bán thuốc giả xảy ra, có kết quả tốt, việc xét nghiệm các thuốc men, thực phẩm trong mấy năm gần đây đã được phát triển nhanh chóng, các mẫu xét nghiệm gửi đến ngày càng nhiều.

Nhưng có nhiều mẫu các cơ quan gửi đến không đủ số lượng, thiếu các chỉ dẫn cần thiết, đóng gói rất sơ sài; những thiếu sót này dễ làm cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch, cơ quan Kiểm nghiệm sẽ kết luận không đúng, ảnh hưởng không tốt đến việc xử lý của các cơ quan Tòa án, Công an, Y tế, v.v…

Để đảm bảo việc kiểm nghiệm được chính xác, đầy đủ, toàn diện, Bộ ban hành theo thông tư này bản quy định tạm thời quy cách, thủ tục lấy mẫu gửi mẫu và lệ phí xét nghiệm.

Để cho các điều quy định được thi hành đầy đủ nhất là đối với các vụ đầu độc, ngộ độc, buôn bán thuốc giả, Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các cấp phổ biến bản quy định này cho các ngành hữu quan tương đương như Công an, Tòa án, Thương nghiệp, Hiệu thuốc tây, Y tế xuống tận xã và khu phố. Riêng đối với số cán bộ, nhân viên nào của các ngành nói trên, nhất là ở xã và khu phố thường phải xử trí khi xảy ra các vụ đầu độc, ngộ độc, buôn bán thuốc giả, v.v… Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các cấp và các ngành phổ biến kỹ những phần cần thiết cho số cán bộ, nhân viên đó nắm thặt vững để áp dụng.

Trong lúc thực hiện

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Phạm Ngọc Thạch

 bản quy định, nếu có những chỗ nào chưa đầy đủ, Bộ đề nghị các Ủy ban Hành chính và các cơ quan phản ảnh cho biết để Bộ bổ sung thêm.

 

 

 

BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI

QUY CÁCH LẤY MẪU VÀ THỦ TỤC GỬI CÁC MẪU VẬT THUỐC MEN, THỰC PHẨM ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI CƠ QUAN KIỂM NGHIỆM CỦA BỘ Y TẾ

Để cho việc kiểm nghiệm được chính xác nhanh chóng, mỗi khi các cơ quan hay tư nhân muốn gửi các mẫu vật thuốc men hay thực phẩm đến để xét nghiệm cần theo đúng những điều đã quy định sau đây:

I. CÁCH LẤY CÁC TANG VẬT ĐỂ TÌM CHẤT ĐỘC

A. Lấy phủ tạng của cơ thể

Trong các vụ đầu độc, ngộ độc chết người, nếu Hội đồng giám định pháp y nắm chắc thì có thể quyết định chỉ nên lấy một số phủ tạng trong số những phủ tạng dưới đây với số lượng tối thiểu như sau. Trường hợp Hội đồng giám định pháp y không thể quyết định được thì cần lấy đủ các phủ tạng với số lượng tối thiểu đã quy định dưới đây. Riêng đối với những vụ đầu độc, ngộ độc nếu lấy những phủ tạng với số lượng nhiều hơn số lượng đã quy định thì càng tốt, vì nó giúp cho cơ quan xét nghiệm có đủ phủ tạng để nghiên cứu được dễ dàng hơn.

Nếu trường hợp gặp khó khăn không thể lấy đủ liều lượng đã quy định thì phải cố gắng lấy được nhiều chừng nào tốt chừng đó.

Quy định các phủ tạng cần lấy và số lượng như sau:

- Gan……………………………………………………………….

- Thận ………..........................................................................

- Dạ dày (không có thực phẩm ở trong)……………………….

- Các chất trong dạ dày………………………………………….

- Phổi………………………………………………………………

- Máu trong phổi………………………………………………….

- Máu trong tim……………………………………………………

100g

100g

100g – 120g

100g

100g

50g-150g

100g

Nếu có thể lấy được nước tiểu thì lấy từ 100 – 150 phân khối (khoảng từ 7 – 10 thìa ăn canh).

Trường hợp nghi có sẩy thai thì lấy bọc dạ con (utérus) 100g.

Đối với những trường hợp đặc biệt thì tùy theo Hội đồng giám định pháp y có thể cho lấy thêm lông, tóc, đốt xương sống v.v… giúp cho cơ quan xét nghiệm có tang vật để nghiên cứu thêm.

Trường hợp cần phải lấy máu:

- Nếu lấy máu ở tim thì nên để riêng trong một lọ đậy kín; cho máu vào đầy lọ và nếu có điều kiện thì có thể cho thêm Fluy-ô-rua Na-tri 5%, (Flourure Natrium năm phần nghìn) để máu khỏi chóng hỏng.

- Trường hợp không lấy được máu ở tim thì phải lấy máu ở phổi hay chất lỏng ở các khoảng trống của phổi, cần lấy đủ từ 100 đến 150 phân khối (khoảng 7 – 10 thìa canh).

[...]