Thông tư 05/2006/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo đại học và cao đẳng điều dưỡng, kỹ thuật y học, đại học y tế cộng đồng hệ vừa học vừa làm do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 05/2006/TT-BYT
Ngày ban hành 29/03/2006
Ngày có hiệu lực 30/04/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Lê Ngọc Trọng
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2006/TT-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 05/2006/TT-BYT NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN UYỂN SINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG, KỸ THUẬT Y HỌC,ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG ĐỒNG HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 27 tháng 6 năm2005;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn tuyển sinh đào tạoĐại học và Cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Đại học Y tế công cộng hệ vừa học vừa làm (hệ tại chức) như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đã tốt nghiệp trung cấp Y tế được đào tạo lên bậc đại học để sau khi tốt nghiệp trở về cơ quan nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn, Bộ Y tế chủ trương tuyển sinh đào tạo trình độ Đại học và trình độ Cao đẳng các chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Đại học Y tế công cộng hệ vừa học vừa làm.

2. Công tác tuyển sinh đào tạo Đại học, Cao đẳng các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Đại học Y tế công cộng hệ vừa học vừa làm được thực hiện theo các quy định chung của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Chỉ tiêu đào tạo hệ vừa học vừa làm cho từng chuyên ngành sẽ được các trường thông báo cụ thể tới các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trong vùng tuyển sinh trên cơ sở tổng chỉ tiêu đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các trường đại học, cao đẳng. Các trường không được tuyển thêm ngoài chỉ tiêu được giao.

4. Kết thúc khoá học, các trường tổ chức bàn giao học viên kèm theo hồ sơ cho cơ quan cử người đi học để bố trí công tác. Những học viên không tốt nghiệp hoặc phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp cũng sẽ được trả về tỉnh hoặc cơ quan cử đi học để giải quyết.

5. Các khu vực tuyển sinh: Được phân chia theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khu vực dự thi của mỗi thí sinh được xác định dựa vào địa chỉ cơ quan nơi thí sinh đang làm việc.

6. Một số quy định khác:

a) Hợp đồng lao động dài hạn được hiểu là hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 1 nămtrở lên và người lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đây gọi tắt là hợp đồng lao động.

b) Hợp đồng trong định biên được hiểu là hợp đồng ký theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Hợp đồng trong định biên được coi là một hình thức của hợp đồng lao động dài hạn.

II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Công dân Việt Nam đang làm việc đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo, có bằng tốt nghiệp Cao đẳnghoặc Trung cấp Y tế chuyên ngành phù hợp, được đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế, có thể dự thi tuyển sinh chuyên ngành tương ứng.

III. TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH

1. Về phẩm chất chính trị

Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên) không được dự tuyển.

2. Về trình độ văn hoá

Các đối tượng tuyển sinh đều phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc văn hoá hoặc đã tốt nghiệp các môn văn hoá trong chương trình đào tạo trung cấp Y,Dược, được cơ sở đào tạo xác nhận.

3. Về trình độ chuyên môn

a) Đào tạo Đại học và Cao đẳng Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học từ trình độ Trung cấp:Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp hoặc Kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành phù hợp;Nếu tốt nghiệp Y sỹ trung cấp phải có thêm chứng chỉ đào tạo chuyển đổi thành Điều dưỡng trung cấp theo chương trình của Bộ Y tế do các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế cho phép cấp.

b) Đào tạo Đại học Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học từ trình độ Cao đẳng: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng hoặc Cao đẳng Kỹ thuật Y học chuyên ngành phù hợp.

c) Đào tạo Đại học Y tế công cộng: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y tế.

4. Về thâm niên chuyên môn

Thâm niên chuyên môn là thời gian làm việc liên tục đúng chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung cấp Y tế, tính từ khi có Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền,hợp đồng làm việc đúng chuyên môn đào tạo trong các cơ sở Y tế công lập hoặc tư nhân hợp pháp,hoặc bản thân được phép hành nghề Y, Dược tư nhân, đến ngày 31 tháng 10 năm dự thi.

Trường hợp Y sỹ trung cấp chuyển đổi thành Điều dưỡng: Thâm niên chuyên môn được tính từ ngày có chứng chỉ chuyển đổi đến ngày 31 tháng 10 năm dự thi.

Có hai mức tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn:

[...]