Thông tư 05/2006/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 159/2005/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 05/2006/TT-BNV
Ngày ban hành 30/05/2006
Ngày có hiệu lực 03/07/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
******

Số: 05/2006/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng phân loại: tất cả các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trong cả nước có đến thời điểm phân loại đơn vị hành chính.

2. Tiêu chí cơ bản để phân loại đơn vị hành chính cấp xã là dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

3. Tiêu chí cơ bản được sử dụng để phân loại được tính đến thời điểm lập hồ sơ phân loại.

4. Phương pháp phân loại và việc tiến hành tính điểm theo các tiêu chí cho từng nhóm đơn vị hành chính phải bảo đảm thống nhất, khách quan, trung thực và khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN LOẠI

1. Cách tính điểm theo các tiêu chí phân loại:

1.1. Dân số:

Dân số được tính điểm bao gồm: nhân khẩu đã có đăng ký hộ khẩu thường trú và nhân khẩu đã đăng ký tạm trú thường xuyên từ một năm trở lên ở xã, phường, thị trấn như: học sinh, sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Cách tính điểm;

Trường hợp xã có dân số nằm trong khung từ số nhân khẩu nhỏ đến số nhân khẩu lớn của khung đó và có dân số trên khung nhân khẩu tối đa thì tính theo công thức sau:

Đd = x Sa + Sb

Đd là số điểm về dân số cần tình, D1 là số nhân khẩu hiện có, D2 là số nhân khẩu đầu của khung, 1000 là số nhân khẩu tăng được tính điểm. Sa là số điểm được tính khi tăng thêm 1000 nhân khẩu trong khung, Sb là tổng số điểm được tính tối đa của khung trước đó.

Ví dụ 1: Xã An Đông, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có dân số là 6933 nhân khẩu, cách tính như sau:

a, Xác định xã An Đông thuộc xã đồng bằng, áp dụng Điểm a, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định; thuộc khung xã có từ 2000 nhân khẩu đến 8000 nhân khẩu;

b, Số điểm: Đd = 6933 (D1) – 2000 (D2) : 1000 x 11 điểm (Sa) + 45 điểm (Sb) = 98,9 điểm (quy tròn là 99 điểm).

Ví dụ 2: Xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có dân số là 12208 nhân khẩu, cách tính như sau:

a, Xác định xã Châu Khê thuộc xã đồng bằng, áp dụng Điểm a, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định; thuộc khung từ xã có trên 8000 nhân khẩu;

b, Số điểm: (Đd) = 12208 (D1) – 8000 (D2) : 1000 x 10 điểm (Sa) + 111 điểm (Sb) = 153,08 điểm (quy tròn là 153 điểm).

1.2. Diện tích

Diện tích tự nhiên của xã, phường, thị trấn thống nhất sử dụng đơn vị tính diện tích là ha.

Cách tính điểm như sau:

a, Đối với xã hoặc phường và thị trấn có diện tích tự nhiên nằm trong khung từ diện tích nhỏ đến diện tích lớn của khung đó và có diện tích trên khung tối đa thì tính theo công thức sau:

Đs =

S1 – S2

x Ka + Kb

1000 (xã) hoặc 500 (phường và thị trấn)

Đs là số điểm về diện tích cần tình, S1 là số diện tích tự nhiên hiện có, S2 là số diện tích tự nhiên đầu của khung, 1000 (đối với xã) hoặc 500 (đối với phường và thị trấn) là số diện tích tự nhiên tăng được tính điểm, Ka là số điểm tính khi diện tích tự nhiên tăng trong khung, Kb là tổng số điểm được tính tối đa của khung đó.

Ví dụ: Xã An Đông, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 625 ha, cách tính như sau:

[...]