NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2017/TT-NHNN
|
Hà Nội, ngày
06 tháng 06 năm 2017
|
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2012/TT-NHNN
NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2012 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày
16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi là Thông tư số 16/2012/TT-NHNN).
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN như sau:
1.
Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này).
2. Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký
hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật.
3. Văn bản hoặc tài liệu
chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ
sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.”.
2.
Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 9. Hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy
phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục
2 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng
ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm
kinh doanh);
c) Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán
vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc
đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
d) Xác nhận của cơ quan
thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề
trước đó.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy
phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục
3 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng
ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng
giao dịch);
c) Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng
miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được
thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.”.
3. Bổ
sung Điều 9a như sau:
“Điều 9a. Hồ sơ đề nghị
điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Trường hợp thay đổi nội
dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, hồ
sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi
nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
2. Trường hợp thay đổi
tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng:
a) Đối với doanh nghiệp hồ
sơ gồm:
(i) Văn bản đề nghị thay đổi
tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3a Thông tư này);
(ii) Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn bản
thể hiện nội dung thay đổi của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đã được
đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tổ chức tín dụng
hồ sơ gồm:
(i) Văn bản đề nghị thay đổi
tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3a Thông tư này);
(ii) Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp (trường hợp thay đổi trụ sở chính); văn bản của tổ chức tín dụng
báo cáo việc thay đổi tên phòng giao dịch (trường hợp thay đổi tên của địa điểm
kinh doanh mua, bán vàng miếng).
3. Trường hợp bổ sung địa điểm
kinh doanh mua, bán vàng miếng, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị bổ sung
địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ
lục 3b Thông tư này);
b) Văn bản thể hiện địa điểm
kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp đề nghị chấm
dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép, hồ
sơ gồm văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa
điểm đã được cấp phép, trong đó nêu rõ lý do.”.
4.
Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“Điều 19. Trách nhiệm
báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Định kỳ hàng quý, năm,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý ngoại hối) tình hình quản lý hoạt động
kinh doanh vàng trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 12
Thông tư này).
2. Định kỳ hàng quý, Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ
Quản lý ngoại hối) tình hình cấp, thu hồi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong quý liền kề trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 12a Thông tư này).
3. Định kỳ hàng quý, Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo tình hình mua vàng
nguyên liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn trong quý liền kề trước đó gửi cơ
quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý thuế để phối hợp theo dõi, kiểm tra.
4. Khi cấp Giấy phép nhập
khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, khi cấp, điều chỉnh
Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho doanh nghiệp, Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi 01 (một) bản sao đến Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
5. Thời hạn nộp báo cáo định
kỳ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo quý:
ngày 20 (hai mươi) của tháng đầu tiên quý tiếp theo;
b) Đối với báo cáo năm:
ngày 20 (hai mươi) tháng 1 (một) của năm tiếp theo.”.
Điều 2.
1. Bãi
bỏ khoản 3 Điều 10 Thông tư số 16/2012/TT-NHNN.
2.
Thay đổi cụm từ “Tháng … năm …” thành cụm từ “Quý … năm …” và thay đổi cụm từ
“tháng báo cáo” thành cụm từ “quý báo cáo” tại Phụ
lục 12a ban hành kèm theo Thông tư số
16/2012/TT-NHNN.
3. Bãi
bỏ cụm từ “- NHNN (Vụ QLNH) (để b/c);” tại phần “Nơi nhận” của Phụ lục 16, Phụ lục 20 và Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông
tư số 16/2012/TT-NHNN.
Điều 3.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng có trách nhiệm
tổ chức thi hành Thông tư này.
Điều 4.
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
từ ngày 22 tháng 07 năm 2017.
2. Thông
tư này bãi bỏ khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 19 Điều 1
và Phụ lục 1a ban hành kèm
theo Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31
tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 16/2012/TT-NHNN
ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày
03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Tổng cục Hải quan (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ QLNH.
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Hồng
|