Thông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành

Số hiệu 03/2007/TT-BKH
Ngày ban hành 12/03/2007
Ngày có hiệu lực 18/04/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Võ Hồng Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
*****

Số:  03/2007/TT-BKH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Nội, ngày 12  tháng 3  năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Khoản 4 Điều 25 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Bộ  Kế  hoạch  và  Đầu  tư  hướng  dẫn  về  chức  năng,  nhiệm  vụ  và  cơ  cấu  tổ
chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA như sau
:

I.   NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.  Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật và chương trình, dự án ODA đầu tư, sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án (Ban QLDA); trách nhiệm của Cơ quan chủ quản, Chủ dự án và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đối với Ban QLDA.

Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a)  Các khoản ODA được cung cấp theo phương thức hỗ trợ ngân sách (vốn ODA  được  chuyển  trực  tiếp  vào  ngân  sách  và  được  quản  lý  theo  quy  định  hiện hành về quản lý Ngân sách Nhà nước);

b)  Chủ dự án áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý thực hiện chương trình, dự án đầu tư.

2. Hình thức quản lý thực hin chương trình, dự án ODA

Các hình thức quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA gồm:

a) Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện hoặc giao cho một đơn vị thuộc thẩm quyền làm Chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.

b) Chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án đầu tư.

c) Chủ dự án thuê một tổ chức tư vấn quản lý thực hiện chương trình, dự án đầu tư (Chủ nhiệm điều hành chương trình, dự án đầu tư) theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trong trường hợp trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án theo hình thức a) và b), Cơ quan chủ quản, Chủ dự án phải thành lập Ban QLDA theo các quy định tại Thông tư này. Sau đây gọi là Cơ quan quyết định thành lập Ban QLDA.

Đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật quy mô nhỏ, đơn giản, có tổng mức vốn (kể cả vốn đối ứng) dưới 1 tỷ đồng (vốn tài trợ bằng nguyên tệ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm  xem  xét  thành  lập  Ban  QLDA)  thì  Cơ  quan  chủ  quản,  Chủ  dự  án  có  thể không lập Ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án.

Đối với chương trình, dự án đầu tư quy mô nhỏ, đơn giản, có tổng mức đầu tư (kể cả vốn đối ứng) dưới 1 tỷ đồng (vốn tài trợ bằng nguyên tệ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm xem xét thành lập Ban QLDA) thì Chủ dự án có thể không lập Ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành chương trình, dự án hoặc thuê  người  có  chuyên  môn,  kinh  nghiệm  để  giúp  quản  lý,  điều  hành  thực  hiện chương trình, dự án.

2.  Nguyên tắc tổ chức, hot đng và phạm vi quản lý ca Ban QLDA

a)  Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban QLDA:

- Ban QLDA được thành lập để giúp Cơ quan chủ quản, Chủ dự án quản lý thực hiện chương trình, dự án;

- Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban QLDA phải được quy định trong Quyết  định  thành  lập  Ban  QLDA  hoặc  tại  các  văn  bản  uỷ  quyền  cụ  thể  của  Cơ quan quyết định thành lập Ban QLDA;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ;

- Ban QLDA và người đứng đầu Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Cơ quan quyết định thành lập Ban QLDA và pháp luật về hành vi của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Có trách nhiệm giải trình với Cơ quan quyết định thành lập Ban QLDA, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, xã hội và nhà tài trợ về các vấn đề thuộc thẩm quyền;

- Mọi hoạt động của Ban QLDA phải được công khai và chịu sự giám sát theo các quy định hiện hành;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các nguồn lực của chương trình, dự án;

- Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; có các biện pháp phòng chống tham nhũng.

b)  Phạm vi quản lý của Ban QLDA:

[...]