Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 03/2006/TT-BNV
Ngày ban hành 08/02/2006
Ngày có hiệu lực 11/03/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2006/TT-BNV

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Thi hành Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2005/NĐ-CP), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:

I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh thực hiện như quy định tại Điều I của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP. Cán bộ, công chức được điều động sang làm việc tại các tổ chức kinh tế nói tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 35/2005/NĐ-CP là cán bộ, công chức được điều động để giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần.

2. Trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội. Các trường hợp này khi vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật:

3.1. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật quy định tại Điều 2 của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP.

3.2. Cán bộ, công chức mắc các sai phạm sau đây cũng thuộc nội dung vi phạm pháp luật quy định tại Điều 2 của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP:

3.2.1. Cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;

3.2.2. Trong thời gian được cử đi học tập, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vi phạm quy chế đào tạo hoặc tự ý bỏ học mà chưa được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức cho phép;

3.2.3. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma tuý…

4. Văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp bao gồm các loại sau:

4.1. Văn bằng, chứng chỉ do làm giả;

4.2. Văn bằng, chứng chỉ đã bị sửa đổi nội dung mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

4.3. Văn bằng, chứng chỉ cấp phát, sửa đổi cho những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc cấp phát, sửa đổi không đúng quy định về thủ tục hoặc thẩm quyền.

5. Cán bộ, công chức làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả nói tại Điều 21 của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP được hiểu là cán bộ, công chức có hành vi làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để đủ điều kiện và tiêu chuẩn được nâng bậc lương, chuyển ngạch, nâng ngạch (qua thi hoặc xét); để được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc để xem xét bổ nhiệm nhưng đã bị phát hiện trước khi cấp có thẩm quyền ra quyết định.

6. Cán bộ, công chức sau khi được cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về việc sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời bị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

7. Cơ quan y tế có thẩm quyền bao gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp huyện trở lên.

8. Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc được hiểu là cán bộ, công chức nghỉ việc mà không xin phép cơ quan, tổ chức, đơn vị từ 1 ngày làm việc trở lên hoặc đã làm đơn xin phép nhưng chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý.

9. Nếu cán bộ, công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và tổng hợp lại sẽ phải nhận hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hành vi vi phạm có hình thức kỷ luật cao nhất.

10. Nếu cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, Hội đồng kỷ luật đã xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật nhưng cấp có thẩm quyền chưa ra Quyết định kỷ luật mà cơ quan, tổ chức, đơn vị lại phát hiện thêm các tình tiết khác liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật khác thì cơ quan có thẩm quyền trả hồ sơ để Hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị lại hình thức kỷ luật. Trong trường hợp này, thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật được tính từ khi phát hiện thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật khác.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1. Về thực hiện trách nhiệm xử lý kỷ luật: Người được giao thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức nếu vi phạm khoản 7 Điều 9 của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP thì bị xử lý kỷ luật từ khiển trách cho đến cách chức.

2. Về việc tạm giam và đình chỉ công tác:

2.1. Cán bộ, công chức bị tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật mà chưa có kết luận đầy đủ về vi phạm thì chưa tiến hành xem xét xử lý kỷ luật.

2.2. Việc tạm đình chỉ công tác của cán bộ, công chức chỉ thực hiện trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

3. Về Hội đồng kỷ luật:

[...]