Thông tư 03/2002/TT-BCN hướng dẫn thực hiện giá bán điện do Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 03/2002/TT-BCN
Ngày ban hành 25/09/2002
Ngày có hiệu lực 01/10/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Bùi Xuân Khu
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2002/TT-BCN

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2002/TT-BCN NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁ BÁN ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Căn cứ Quyết định số 124/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện;
Sau khi trao đổi thống nhất với Ban vật giá Chính phủ và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện giá bán điện như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Thông tư này hướng dẫn thực hiện giá bán điện theo Quyết định số: 124/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức giá bán điện theo Quyết định nêu trên áp dụng cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sinh hoạt, cơ quan hành chính sự nghiệp có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với các đơn vị thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam (mức giá cụ thể cho từng đối tượng như Phụ lục kèm theo).

Giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này là giá bán điện chưa có thuế giá trị gia tăng và theo các tiêu chuẩn chất lượng điện quy định tại Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

2- Khi thực hiện mua, bán điện phải sử dụng công tơ đo đếm và thông qua hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng mua bán điện thực hiện theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

3- Khi bên mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau với mức giá khác nhau thì bên bán điện phải lắp công tơ đo đếm điện riêng cho từng loại giá; trường hợp chưa lắp được công tơ riêng thì hai bên mua, bán điện căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng điện để xác định tỷ lệ cụ thể của mỗi loại giá và đưa vào hợp đồng mua bán điện.

4- Bên mua điện là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (giấy phép đầu tư được cấp có thẩm quyền cấp) thì được áp dụng giá bán điện như bên mua điện là người Việt Nam.

5- Bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng thì việc ghi chỉ số công tơ có thể tiến hành ba tháng một lần. Nếu bên mua điện sử dụng điện năng trong 3 tháng ít hơn 15 kWh thì ghi đúng chỉ số chỉ số trên công tơ và bên bán điện được thu khoản chi phí cố định bằng giá trị 15 kWh theo biểu giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và hạch toán vào doanh thu bán điện.

6- Giá bán lẻ điện sinh hoạt trực tiếp đến hộ dân nông thôn của các tổ chức cá nhân tiếp tục thực hiện theo công văn số 1303/CP-KTTH ngày 3 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 01/1999/TT-LT/BVGCP-BCN ngày 10 tháng 12 năm 1999 và Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-BVGCP-BCN ngày 15 tháng 02 năm 2000 của Ban vật giá Chính phủ và Bộ Công nghiệp.

7- Giá bán điện phải áp dụng theo đúng đối tượng sử dụng điện.

Bên mua điện có trách nhiệm kê khai đúng mục đích sử dụng điện để tính theo giá bán điện đúng đối tượng quy định tại mục III Thông tư này.

Nếu bên mua điện thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá phải thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày để điều chỉnh giá trong hợp đồng. Bên bán điện kiểm tra và kịp thời áp dụng giá bán điện theo đúng đối tượng quy định.

Việc áp dụng giá sai đối tượng sử dụng điện dẫn tới gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện, khi phát hiện, sẽ truy thu hoặc thoái hoàn tiền điện. Trường hợp không xác định rõ thời điểm áp dụng sai giá sẽ tính với thời gian là một năm.

8- Việc mua, bán công suất phản kháng thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/2001/TTLB-BCN-BVGCP ngày 31 tháng 10 năm 2001 của Bộ Công nghiệp - Ban vật giá Chính phủ.

9- Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) "Bên mua điện" là tổ chức, cá nhân có ký hợp đồng mua điện của bên bán điện để trực tiếp sử dụng hoặc bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

b) "Bên bán điện" là các cơ sở bán điện thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam.

II- GIÁ BÁN ĐIỆN THEO CẤP ĐIỆN ÁP, THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG TRONG NGÀY

1- Giá bán điện theo cấp điện áp

Giá bán điện theo cấp điện áp được áp dụng đối với tất cả các bên mua điện và được quy định tại Phụ lục kèm theo của Thông tư này, trừ các bên mua điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc tháng, giá bán buôn điện cho nông thôn, khu tập thể, cụm dân cư. Công tơ đo đếm điện đặt ở cấp điện áp nào thì tính giá theo quy định tại cấp điện áp đó. Tiền điện được tính theo sản lượng ghi được ở công tơ đo đếm điện, không phân biệt máy biến áp của bên mua điện hay bên bán điện, không cộng thêm bất cứ loại chi phí nào. Nếu bên mua điện có yêu cầu di chuyển vị trí đặt công tơ đo đếm từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác phải thống nhất với bên bán điện và chịu chi phí di chuyển công tơ đo đếm.

2- Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày.

a) Giá bán điện được quy định theo thời gian sử dụng điện trong ngày (dưới đây gọi là hình thức ba giá). Thời gian sử dụng điện trong ngày để áp dụng hình thức ba giá được quy định như sau:

- Giờ bình thường: từ 04 giờ 00 đến 18 giờ 00 (14 giờ)

- Giờ cao điểm: từ 18 giờ 00 đến 22 giờ 00 (04 giờ)

- Giờ điểm thấp: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ sáng hôm sau (6 giờ) và được áp dụng với các đối tượng sau:

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ