Thông tư 02/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 93/1998/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP năm 1995 do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 02/1999/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 09/01/1999
Ngày có hiệu lực 27/11/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/1999/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 02/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 9 THÁNG 01 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/1998/NĐ-CP NGÀY 12-11-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 26-01-1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 24 TC/ HCSN ngày 4-01-1999, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điều 15 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP quy định như sau:

a/ Đối với người lao động làm nghề bình thường.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước 60 tuổi đối với nam, 55 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân của lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Đặng Văn X là cán bộ nghỉ hưu từ 1-12-1998, khi nghỉ hưu 58 tuổi, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông X được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 tính thêm 26%.

Tổng cộng: 71%

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 60:

(60 tuổi - 58 tuổi) x 1% = 2%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP là:

71 % - 2% = 69%

b/ Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, CK.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi 55 đối với nam, 50 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Trần Văn N là công nhân nghỉ hưu từ 1-1-1999, khi nghỉ hưu 50 tuổi, có 29 năm đã đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động 61%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông N được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu tính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29 tính thêm 28%

Tổng cộng: 73%

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi - 50 tuổi) x 1% = 5%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP:

73% - 5% = 68%.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ