Thông tư 01/TCTK-TT-1996 hướng dẫn việc thống kê thiệt hại do lụt, bão gây ra do Tổng cục Thống kê ban hành

Số hiệu 01/TCTK-TT
Ngày ban hành 26/09/1996
Ngày có hiệu lực 26/09/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Thống kê
Người ký Lê Mạnh Hùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

SỐ 01/TCTK-TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 1996

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO LỤT, BÃO GÂY RA

Thực hiện Nghị định của Chính phủ số 32/CP ngày 20/5/1996 về qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (điều 25 chương IV), sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Tổng cục Thống kê hướng dẫn việc thống kê và đánh giá thiết hại do lụt, bão gây ra như sau:

I- KHÁI NIỆM THIỆT HẠI DO LỤT, BÃO:

1- Lụt, bão:

Nghị định 32/CP qui định: Lụt bão bao gồm lũ, ngập lụt, nước biển dâng cao, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất.

Mưa úng nội đồng, vùng gió xoáy dưới cấp 6, các loại gió mùa không thuộc phạm vi qui định là lụt bão.

* Một số qui định cụ thể:

- Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy ở các sông, suối vượt quá mức bình thường.

- Ngập lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường.

- Bão là luồng gió xoáy thuận nhiệt đới được phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 8 đến cấp 11 (tốc độ gió từ 62 km đến 117 km/giờ). Bão mạnh có sức gió từ cấp 12 trở lên (tốc độ gió từ 118 km/giờ trở lên).

- áp thấp nhiệt đới là vùng gió xoáy phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 6, cấp 7 (tốc độ gió từ 39 km đến 61 km/giờ).

- Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của cơn bão, nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi và hoạt động trong không gian hẹp từ vài km đến vài chục km.

- Nước biển dâng là hiện tượng mực nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do bão hoặc do các hiện tượng thiên tai khác gây nên.

- Sạt lở đất là hiện tượng mái đất tự nhiên mất ổn định do mưa, lũ, bão hoặc sóng biển gây ra.

2. Thiệt hại do lụt bão:

Lụt, bão phá huỷ hoặc làm hư hỏng ở các mức độ khác nhau về người, tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái đều thuộc phạm vi thiệt hại do lụt, bão, cụ thể là:

- Thiệt hại về người: Bao gồm những người chết, bị thương và mất tích trực tiếp do lụt, bão gây ra trong thời gian lụt, bão hoạt động trên 1 địa bàn nhất định.

- Thiệt hại về tài sản: Bao gồm trị giá toàn bộ hoặc 1 phần trị giá các công trình sản xuất, phục vụ sản xuất, công trình đê điều, công trình văn hoá - phúc lợi xã hội, đất đai, nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá, sản phẩm... do lụt, bão trực tiếp phá huỷ, làm hư hỏng hoặc cuốn trôi trong thời gian lụt, bão hoạt động trên 1 địa bàn nhất định.

Thiệt hại về tài sản do lụt, bão được chia thành 3 mức độ:

+ Hư hỏng toàn bộ: Bao gồm các tài sản bị phá huỷ, sụp đổ, bị cuốn trôi hoàn toàn không thể khôi phục được, phải mua sắm, trang bị, xây dựng mới thay thế.

+ Hư hỏng nặng: Bao gồm các tài sản bị phá huỷ, hư hỏng, đến mức thiệt hại từ 50% giá trị trở lên.

+ Hư hỏng một phần: Bao gồm các tài sản bị hư hỏng, sạt lở, ngập nước, thấm nước ở mức độ thiệt hại dưới 50% giá trị.

II- NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO LỤT, BÃO GÂY RA:

Điểm 6 Điều 25 chương IV trong Pháp lệnh phòng chống lụt, bão điểm 2 Điều 25 chương V trong Nghị định của Chính phủ số 32/CP quy định trách nhiệm thống kê và đánh giá thiệt hại do lụt, bão gây ra. Nội dung và phương pháp đánh giá thiệt hại như sau:

1. Nội dung thống kê thiệt hại do lụt, bão.

Thiệt hại do lụt, bão được lượng hoá bằng các chỉ tiêu Thống kê dưới đây:

a) Thiệt hại về người:

[...]