Thông tư 01-NV-1968 hướng dẫn thi hành Nghị định 111B-CP-1967 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân bị thương, bị hy sinh hoặc mất sức lao động trong khi làm nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 01-NV
Ngày ban hành 25/01/1968
Ngày có hiệu lực 09/02/1968
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-NV

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1968 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 111B-CP NGÀY 20-7-1967 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN BỊ THƯƠNG, BỊ HY SINH HOẶC MẤT SỨC LAO ĐỘNG TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Ngày 20-07-1967, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111B-CP bổ sung một số chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân bị thương, bị hy sinh hoặc mất sức lao động trong khi làm nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước.

Để thi hành nghị định nói trên, sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với các Bộ Quốc phòng, Công an, Lao động, Tài chính, Y tế và Tổng công đoàn Việt Nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể những điểm sau đây:

A. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ VÀ NỘI DUNG CHẾ ĐỘ

I. Đối với quân nhân mất sức lao động.

Theo điều 22 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết… ban hành theo Nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964, những quân nhân đã công tác liên tục từ 5 năm trở lên, vì ốm đau, vì bị thương, vì già yếu nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp thương tật, phải ra ngoài quân đội, thì được hưởng trợ cấp mất sức lao động.

Nay, để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, Hội đồng Chính phủ đã quy định bổ sung chế độ trợ cấp mất sức lao động nói trên như sau: “Những quân nhân vì phải hoạt động ở những chiến trường khó khăn, gian khổ hoặc trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt mà bị mất sức lao động, phải xuất ngũ về với gia đình thì tuy chưa đủ 5 năm công tác liên tục trở lên cũng được hưởng trợ cấp mất sức lao động như những quân nhân có đủ 5 năm công tác liên tục…”.

Vậy, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Những quân nhân phải hoạt động ở những chiến trường khó khăn, gian khổ là những quân nhân:

- Hoạt động ở những nơi tiếp tế khó khăn, nên mức sinh hoạt thường xuyên quá thấp, do đó sức khỏe bị giảm sút nhiều.

- Hoạt động ở những nơi có nhiều yếu tố phát sinh bệnh.

- Đảm nhiệm những công việc thường xuyên quá căng thẳng, làm cho sức khỏe bị giảm sút nhiều.

2. Những quân nhân phải trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt mà bị mất sức lao động là những quân nhân tuy không bị thương, hoặc chỉ bị thương nhẹ, nhưng do ảnh hưởng của bom đạn địch trong chiến đấu (bị sức ép, bị chấn động thần kinh…) mà bị bệnh và đi đến mất sức lao động.

Những quân nhân bị mất sức lao động nói trên được hưởng các chế độ đãi ngộ như những quân nhân có đủ 5 năm công tác liên tục mà bị mất sức lao động, cụ thể là:

a) Được trợ cấp hàng tháng bằng 35% lương chính hoặc sinh hoạt phí, nếu mức trợ cấp đó chưa đủ 15 đồng thì được nâng lên bằng 15 đồng. Riêng đối với quân nhân miền Nam tập kết, mức trợ cấp thấp nhất là 25 đồng một tháng.

b) Được hưởng các quyền lợi khác theo thông tư hướng dẫn của Liên bộ Quốc phòng – Công an - Nội vụ số 104-LB/QP ngày 12-04-1965.

Còn những quân nhân khác, nếu chưa đủ 5 năm công tác liên tục và không có đủ điều kiện quy định trong nghị định, mà bị mất sức lao động thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần theo điều 27 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết…

II. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước.

1. Công nhân, viên chức Nhà nước thuộc đối tượng được hưởng chế độ đãi ngộ quy định trong nghị định là những công nhân, viên chức Nhà nước có đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.

2. Công nhân, viên chức Nhà nước được hưởng chế độ đãi ngộ quy định ở điều 3 của nghị định là những công nhân, viên chức bị thương hoặc chết trong những trường hợp dưới đây:

a) Vì trực tiếp tham gia chiến đấu với địch (đã nói rõ ở điều 6 của nghị định).

b) Vì điều kiện sản xuất, công tác không thể rời vị trí của mình trong khi địch đến bắn phá. Được coi là không thể rời vị trí sản xuất, công tác của mình trong khi địch đến bắn phá, trường hợp được tổ chức phân công trước để làm những công việc cấp thiết và phải đảm bảo đến cùng công việc đó trong khi địch bắn phá, hoặc trường hợp thay thế đồng đội bị hy sinh để làm những công việc đó trong khi địch, bắn phá. Thí dụ: nhân viên phụ trách tổng đài điện thoại, trong khi địch bắn phá, vẫn phải đảm bảo hệ thống thông tin, công nhân phụ trách lò hơi của nhà máy điện phải đảm bảo điều hòa nhiệt độ để bảo vệ nhà máy; nhân viên phát tin của đài phát thanh trong khi đang phát tin; công nhân giao thông vận tải đang làm việc ở bến phà hoặc chở phà qua sông…

Trường hợp không được phân công ở lại khi địch bắn phá, thì dù đang làm nhiệm vụ, mà địch đến bắn phá, thì dù đang làm nhiệm vụ, mà địch đến bắn phá, không kịp vào hầm trú ẩn, cũng không được coi là trường hợp không thể rời vị trí của mình.

Những công nhân, viên chức Nhà nước có đủ điều kiện quy định nói trên được hưởng chế độ đãi ngộ như đối với dân quân, tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương hoặc chết trong chiến đấu; cụ thể là:

a) Nếu bị thương thì được coi là “công nhân, viên chức bị thương vì tham gia chiến đấu” (trường hợp tham gia chiến đấu) hoặc “công nhân, viên chức bị thương trong khi làm nhiệm vụ” (trường hợp không thể rời vị trí của mình) và được hưởng các quyền lợi như đối với dân quân, tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương trong chiến đấu quy định trong điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết… và thông  tư số 51-TTg/NC ngày 17-05-1965 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

b) Nếu chết và được xác nhận là liệt sĩ, thì gia đình được trợ cấp chôn cất và hưởng tiền tuất theo thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Tổng công đoàn Việt-nam số 02-TT/LB ngày 12-01-1966, và được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách chung đối với gia đình liệt sĩ.

III. Đối với cán bộ xã.

[...]