THANH TRA
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2023/TT-TTCP
|
Hà Nội,
ngày 01 tháng 11 năm 2023
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THANH TRA
Căn cứ Luật
Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật
Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra
Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính
phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Căn cứ Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ; theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh
tra.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này hướng dẫn danh mục vị trí
việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức
nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ
quan thanh tra, gồm:
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành
chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh
vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và
tương đương;
c) Cơ quan thanh tra trong cơ quan cơ
yếu Chính phủ;
d) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc
Chính phủ.
Điều 3. Nguyên tắc và
căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra
1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ
chuyên ngành Thanh tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 1 tháng 6 năm
2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức (sau đây viết tắt
là Nghị định số 62/2020/NĐ-CP).
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
Điều 4. Danh mục vị
trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức
nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra
1. Danh mục vị trí việc làm công chức
nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 được
quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản mô tả công việc và khung năng lực
của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các
cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục II.A, Phụ lục
II.B, Phụ lục II.C, Phụ lục II.D ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Khung cấp độ xác định năng lực đối
với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ
quan thanh tra nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 5. Trình tự phê
duyệt vị trí việc làm; hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí
việc làm; điều chỉnh vị trí việc làm
1. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm
được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số
62/2020/NĐ-CP.
2. Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn
thẩm định Đề án vị trí việc làm được thực hiện theo quy định tại Điều
8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
3. Việc điều chỉnh vị trí việc làm được
thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
Điều 6. Tổ chức thực
hiện
Cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 Thông
tư này có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan mình, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Điều khoản
chuyển tiếp
Trường hợp công chức đang giữ ngạch
công chức cao hơn so với ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được
quy định tại Thông tư này thì được bảo lưu ngạch công chức cho đến khi có hướng
dẫn mới.
Điều 8. Hiệu lực và
trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 18 tháng 12 năm 2023.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, các cơ quan Thanh tra và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì
thực hiện theo văn bản mới ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán nhà nước;
-
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
-
HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
-
Sở Nội vụ tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
-
Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
Website TTCP;
-
Tổng TTCP, các Phó TTTCP, các cục, vụ, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
-
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
-
Lưu: VT, TCCB.
|
KT. TỔNG
THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Lê Sỹ Bảy
|