BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2020/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2020
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP
ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan
hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về chế độ báo
cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thông tư này không điều chỉnh:
a) Chế độ báo cáo thống kê ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật về thống kê;
b) Chế độ báo cáo mật theo quy định
của pháp luật về bí mật nhà nước;
c) Chế độ báo cáo trong nội bộ cơ quan
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chế độ báo cáo chuyên đề
và báo cáo đột xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và nội
dung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và Điều 8, Điều 9 Nghị
định số 09/2019/NĐ-CP, ngày 24 tháng 01 năm 2019 Quy định về chế độ báo cáo
của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số
09/2019/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Cơ quan hành chính nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc thực hiện các chế độ báo cáo
định kỳ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc thực hiện chế độ báo cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 3. Nguyên tắc,
yêu cầu ban hành chế độ báo cáo định kỳ
Nguyên tắc, yêu cầu ban hành chế độ
báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 11
Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Chương II
NỘI
DUNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điều 4. Nội dung
thành phần của các báo cáo định kỳ
1. Nội dung thành phần của một số chế
độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ
lục I kèm theo Thông tư này;
2. Nội dung thành phần của các chế độ
báo cáo định kỳ khác trong danh mục báo cáo định kỳ ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn được thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành.
Điều 5. Hình thức báo
cáo, phương thức gửi báo cáo
1. Báo cáo được thể hiện dưới
một trong các hình thức sau đây:
a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ
ký của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đóng dấu theo quy định
và gửi bản mềm (file.doc) qua hệ thống thư điện tử;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử thể
hiện dưới dạng thông
điệp dữ liệu, theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định, được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và được gửi, nhận thông qua
Trục liên thông văn bản quốc gia và
Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Báo cáo được gửi đến Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi qua Trục liên thông văn bản
quốc gia;
b) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Gửi/nhận trực tiếp;
d) Gửi/nhận qua dịch vụ bưu chính;
đ) Gửi/nhận qua Fax;
e) Gửi/nhận qua hệ thống thư điện tử;
Điều 6. Thời gian chốt
số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
1. Thời gian chốt số liệu báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số
09/2019/NĐ-CP.
2. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo định kỳ hàng tháng: từ ngày 16 đến ngày
25 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
b) Báo cáo định kỳ hàng quý: từ ngày 16 đến ngày 25
của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng: từ ngày 16
tháng 6 đến ngày 25 tháng 6 của kỳ báo cáo;
d) Báo cáo định kỳ hàng năm: từ ngày
16 tháng 12 đến ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Chương III
ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 7. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ
báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo để thực hiện báo cáo điện tử,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết
kiệm thời gian, chi phí cho đối tượng thực hiện báo cáo.
2. Giá trị pháp lý của báo cáo điện tử
và việc sử dụng chữ ký số thực hiện theo quy định hiện hành về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Điều 8. Hệ thống
thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xây dựng bảo đảm nguyên tắc quy định
tại Điều 15 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và các yêu cầu chức
năng cơ bản quy định tại Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số
09/2019/NĐ-CP.
2. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn được
xây dựng, cài đặt tích hợp với hệ thống quản lý văn bản điều hành của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và được phép trích xuất các báo cáo tổng hợp từ hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm biểu mẫu thống nhất với
biểu mẫu được Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia cung cấp.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an
toàn, an ninh phục vụ, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm
của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ
a) Thường xuyên tổ chức rà soát chế độ
báo cáo định kỳ để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu
quản lý nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số
09/2019/NĐ-CP.
b) Tổ chức quản lý, vận hành, khai
thác dữ liệu báo cáo của đơn vị trên cơ sở phân định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể theo
quy định, đồng thời tuân thủ
Luật tiếp cận thông tin.
c) Thống kê danh mục chế độ báo cáo
định kỳ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì
tham mưu trình theo Phụ lục II kèm theo Thông tư
này trong thời gian 05 ngày kể từ khi văn bản được ban hành, gửi Văn phòng Bộ
tổng hợp, trình Bộ trưởng công bố,
công khai trên Cổng thông tin điện tử
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
a) Tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này; quản lý
lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo của ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý, ban
hành;
b) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông
tin báo cáo của Bộ và kết nối, chia sẽ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo
chính phủ và Bộ, cơ quan, địa phương;
c) Hướng dẫn, tổ chức tập
huấn nghiệp vụ cập nhật, khai thác, sử dụng dữ liệu từ hệ thống thông tin báo
cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Chủ trì trình Bộ công bố danh mục
báo cáo định kỳ tại các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành hoặc
tham mưu ban hành, công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và cập nhật,
công bố thường xuyên khi có sự thay đổi theo quy định.
3. Trách nhiệm của Trung tâm Tin học
và Thống kê
a) Xác định cấp độ bảo đảm an toàn thông
tin và thực hiện phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ đối
với hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo
quy định của pháp luật. Thiết lập các hệ thống giám sát, phòng, chống thất
thoát dữ liệu; phòng, chống vi rút để
đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ
thực hiện các biện pháp giám sát, bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin
báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin phục vụ kết nối, tích hợp,
chia sẽ dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Điều 10. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2020.
2. Bãi bỏ khoản 11 Điều
16 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định ghi,
nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận
nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp
pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; điểm a, b, c khoản 7 Điều 7 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày
31 tháng 5 năm 2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; khoản 6 Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5
năm 2016 quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản; khoản 3 Điều
43 Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về
thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản; Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN, ngày
05 tháng 02 năm 2013 về việc quy định chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch lâm
nghiệp; Bãi bỏ cụm từ “Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15
tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau” tại Điều 41 Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
3. Đối với các chế độ báo cáo định kỳ
thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có hiệu lực thi hành được quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số
09/2019/NĐ-CP.
Điều 11. Trách nhiệm
thi hành
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ
quan hành chính nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.
2. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vấn đề vướng
mắc đề nghị các cơ
quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà
nước;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Lưu: VT, VP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|