Thông tư 01/2000/TT-UB hướng dẫn Kế hoạch Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2000 do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình ban hành

Số hiệu 01/2000/TT-UB
Ngày ban hành 23/02/2000
Ngày có hiệu lực 10/03/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
Người ký Trần Thị Trung Chiến
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:01/2000/TT-UB 

Hà Nội,ngày 23 tháng02 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH SỐ 01/2000/TT-UB NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH NĂM 2000

Để triển khai thống nhất, đồng bộ các hoạt động của chương trình và huy động sự cố gắng vượt bậc của toàn xã hội nhằm đạt được mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2005, sớm hơn 10 năm so với Nghị quyết Trung ương lần thứ tư đã đề ra; Căn cứ các Quyết định 531/TTg ngày 08 tháng 08 năm 1996, Quyết định 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các Quyết định 240/1999/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 123/1999/QĐ-BKH ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định 90/1999/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn kế hoạch chương trình DS-KHHGĐ như sau:

PHẦN THỨ NHẤT
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000

I. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

1. Giảm tỷ lệ sinh.

Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Quốc hội thông qua, trong đó giảm tỷ lệ sinh bình quân chung của cả nước là 0,5%o. Để thực hiện chỉ tiêu chung của cả nước, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh cho mỗi địa phương tại quyết định nêu trên (chỉ tiêu cụ thể như biểu 1 kèm theo).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là các chỉ tiêu hướng dẫn quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức phấn đấu và kết quả đạt được của mỗi địa phương.

2. Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai.

Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là chỉ tiêu hướng dẫn nhằm khuyến khích các địa phương phấn đấu thực hiện và chủ động cân đối phương tiện, nhân lực và kinh phí đảm bảo. Số người mới sử dụng BPTT bao gồm cả số người được cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai và số người tự mua phương tiện tránh thai, tự thanh toán phí dịch vụ KHHGĐ (chỉ tiêu cụ thể như biểu 3 kèm theo).

3. Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại.

Phấn đấu tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại làm cơ sở tin cậy cho việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Để tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại một cách vững chắc thì đồng thời với việc tăng thêm số người mới sử dụng BPTT là việc duy trì số người tiếp tục sử dụng BPTT, giảm tỷ lệ bỏ cuộc xuống mức thấp nhất (chỉ tiêu cụ thể như biểu 2 kèm theo).

Để đạt được chỉ tiêu trên, cần nâng cao chất lượng các hoạt động của chương trình, trong đó công tác tuyên truyền vận động chuyển hướng tiếp cận sang tư vấn và đối thoại; dịch vụ KHHGĐ phải đảm bảo an toàn, thuận tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng BPTT phù hợp, giảm tỷ lệ tai biến và tỷ lệ thất bại; quản lý các đối tượng sử dụng BPTT hiện đại để giúp đỡ, tư vấn trực tiếp (quản lý đối tượng theo Quyết định 138 UB/QĐ, Công văn 280/1998/UB-KHCS ngày 21 tháng 4 năm 1998 và Công văn số 752 UB/KHCS ngày 13 tháng 10 năm 1999 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình về việc hướng dẫn chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê DS-KHHGĐ).

4. Các chỉ tiêu nhiệm vụ.

Ngoài các chỉ tiêu có tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm sinh đã hướng dẫn ở phần trên, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn các chỉ tiêu nhiệm vụ về khối lượng công việc để thực hiện các hoạt động của chương trình và khối lượng thực hiện trong trong xây dựng cơ bản (các chỉ tiêu nhiệm vụ được hướng dẫn ở biểu 5 và biểu 6)

5. Các chỉ tiêu khác

Nhằm bước đầu thực hiện các chỉ tiêu chất lượng, trước mắt là tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt đối với vị thành niên; giảm tỷ lệ vô sinh; giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ xuống mức thấp nhất. Để thực hiện các chỉ tiêu trên, cần tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, chính xác; theo dõi, hướng dẫn và tư vấn các đối tượng có nguy cơ cao; giúp đỡ họ thực hiện các biện pháp kỹ thuật.

Các chỉ tiêu về dân số, kế hoạch hoá gia đình, đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường là cơ sở để tính kinh phí hoạt động của các địa phương.

6. Cơ chế điều hành các chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, số người mới sử dụng BPTT, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại là chỉ tiêu hướng dẫn ở mức tối thiểu, làm cơ sở để đánh giá sự phấn đấu, thi đua; các chỉ tiêu nhiệm vụ đã giao là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động của chương trình. Các địa phương chủ động xây dựng các chỉ tiêu với mức cao hơn và chủ động điều hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình thực hiện.

Năm 2000 là năm đầu thực hiện các chỉ tiêu giảm tỷ lệ nạo phá thai, giảm tỷ lệ vô sinh, giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, nên Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình chưa hướng dẫn số lượng các chỉ tiêu này. Các địa phương cần thu thập chính xác số liệu về số lượng tuyệt đối và xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, báo cáo với Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hoá gia đình để làm cơ sở đánh giá sự phấn đấu thi đua.

II. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000

Nguồn vốn đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ được hình thành từ các nguồn:

1. Vốn ngân sách Nhà nước (được chia ra: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; vốn trong nước, vốn vay và viện trợ nước ngoài; vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), 2) Vốn tín dụng trong nước, 3) Vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân và 4) Các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước. Các nguồn vốn trên được quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nước.

1. Ngân sách Trung ương

Năm 2000, ngân sách Trung ương đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia DSK-HHGĐ là 410.000 triệu đồng, bao gồm các nguồn vốn và các hình thức quản lý như sau:

                                                                                    Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Tổng số

Vốn đầu tư  phát triển

Vốn sự nghiệp

       Ghi chú

 

Tổng số

410.000

30.000

380.000

 

1. Vốn vay

130.000

 

130.000

Dự án DS-SKGĐ thực hiện

2. Vốn viện trợ

25.000

 

25.000

Dự án do TW thực hiện

3. Ngân sách trong nước

255.000

30.000

225.000

Theo hướng dẫn tổ chức thực hiện

+ Do Trung ương thực hiện

45.516

5.900

39.616

 

+ Do các tỉnh, thành phố      trực thuộc TW thực hiện

209.484

24.100

185.384

 

[...]