Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

Số hiệu 57/2013/TB-LPQT
Ngày ban hành 24/10/2013
Ngày có hiệu lực 24/10/2013
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Ôxtrâylia
Người ký Phạm Vũ Luận,Hugh Borrowman
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2013/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a, ký tại Hà Nội ngày 24 tháng 10 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2013.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
-
Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
-
Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Phòng Công báo, VPCP (để đăng Công báo);
-
Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội;
-
Vụ ĐNA, BNG;
- Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a;
- Lưu: LPQT (2).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

THỎA THUẬN HỢP TÁC

VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ Ô-XTRÂY-LI-A

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a (sau đây gọi riêng là "Bên" và gọi chung là "hai Bên") đã thỏa thuận như sau:

MỤC TIÊU CHUNG

1. Thỏa thuận này thay thế cho Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ô-xtrây-li-a ký tại Melbourne ngày 28 tháng 2 năm 2008.

2. Thỏa thuận này tạo khuôn khổ cho các chương trình hp tác cụ thể về giáo dục và đào tạo để hai bên cùng xem xét trên cơ sở hợp tác lâu dài và bền vững, trao đổi và cùng có lợi. Thỏa thuận này không có ràng buộc pháp lý gì về quyền lợi và nghĩa vụ của hai Bên.

KHUÔN KHỔ HỢP TÁC

3. Hai Bên cố gắng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật của hai bên, cho việc tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và các cơ quan khác của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đtiến hành các hợp tác. Đặc biệt, Ô-xtrây-li-a sẽ đy mạnh điều phối các hoạt động ưu tiên của các cơ sở giáo dục và đào tạo của Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam.

4. Để thực hiện Thỏa thuận này, có thể bao gồm những thỏa thuận cụ thể về các lĩnh vực hợp tác, thủ tục tiến hành, xử lý vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan tới các chương trình được phát trin trong khuôn khThỏa thuận này; cũng như vấn đề tài chính và các vấn đề liên quan khác.

5. Mọi hoạt động hợp tác theo Thỏa thuận này sẽ được tiến hành phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.

6. Mỗi bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu thiết bị giáo dục và xuất nhập cảnh nhân sự giáo dục của bên kia và cũng tạo điều kiện cho phía bên kia tiếp xúc với các cơ sở, các số liệu và các tài liệu liên quan tới các hoạt động hợp tác trong khuôn khcủa Thỏa thuận này, theo quy định của pháp luật mỗi Bên.

CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC

7. Hợp tác theo Thỏa thuận này bao gồm:

a. trao đổi giữa tất cả các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân: các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non;

b. trao đi chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và sinh viên trong những lĩnh vực Hai Bên cùng ưu tiên;

c. trao đổi tài liệu giảng dạy, chương trình giảng dạy và thông tin; hợp tác xây dựng chương trình giảng dạy; và xuất bản các tài liệu hoc bán bản quyn xut bản;

d. trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực như hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực;

e. trao đổi thông tin về hệ thống và chuẩn giáo dục đào tạo, bao gồm các thông tin liên quan tới việc hiểu và đánh giá các loại bằng cấp cho cả mục đích giáo dục và mục đích sử dụng lao động ở mỗi nước;

f. trao đổi thông tin về cơ hội học tập nghiên cứu tại mỗi nước cho công dân của nước kia;

g. phát triển hợp tác đào tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và hợp tác liên kết giữa các trường, và các cấp phù hợp;

[...]