Thông báo 75/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 75/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 20/02/2014 |
Ngày có hiệu lực | 20/02/2014 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Văn Tùng |
Lĩnh vực | Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014 |
Ngày 11 tháng 02 năm 2014, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về triển khai thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về "một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020". Sau khi nghe Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính báo cáo và ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:
a) Bộ Tài chính khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo định hướng tại Kết luận số 37-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công", Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công", Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Hội Nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 và Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Hội Nghị Trung ương 7 khóa XI, Thông báo số 340-TB/VPCP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập ngày 26 tháng 9 năm 2012, trong đó cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Nguyên tắc phân định loại dịch vụ sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, loại dịch vụ do các đơn vị ngoài công lập thực hiện, loại dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập cùng thực hiện, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng không phân biệt đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
- Nguyên tắc xác định giá, khung giá, phí dịch vụ sự nghiệp công lập từng bước tính đủ tiền lương, chi thường xuyên theo lộ trình, phù hợp với thu nhập của người dân. Xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công theo 3 mức: (1) Mức giá tính đủ tiền lương; (2) Mức giá tính đủ tiền lương và chi phí quản lý; (3) Mức giá tính đủ lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Trên cơ sở đó áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp cho phù hợp.
- Từng bước chuyển từ giao dự toán ngân sách của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập sang thực hiện phương thức "đặt hàng" cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ công.
- Có lộ trình để đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện hạch toán đầy đủ chi phí theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả tính khấu hao tài sản trong đơn giá sản phẩm.
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị cơ chế giao vốn, bảo toàn phát triển vốn như đối với doanh nghiệp; từng bước thực hiện cơ chế tài chính như doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện được thu giá dịch vụ tính đủ chi phí thì được trả lương theo bảng lương chuẩn do Nhà nước quy định.
b) Trên cơ sở các nguyên tắc chung của Nghị định sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng Nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực cho phù hợp.
c) Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất thang bảng lương chuẩn đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Về các Đề án trình Bộ Chính trị:
Việc xây dựng 3 Đề án đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các nội dung về tiền lương, bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công cần được nghiên cứu điều chỉnh độc lập với nhau để không tạo sức ép lớn về ngân sách.
a) Đối với Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp
- Gắn cải cách chính sách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản biên chế; định hướng đổi mới đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; thực hiện xác định vị trí việc làm, khoán biên chế, khoán chi (đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan hành chính).
- Khu vực sự nghiệp công lập phải xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công. Trên cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật để xác định theo 3 mức giá, xây dựng bảng lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu. Có lộ trình thích hợp cho từng loại hình đơn vị, khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện thì thực hiện trước. Đối mới phương thức đầu tư và cấp phát ngân sách nhà nước.
- Xây dựng lộ trình điều chỉnh tiền lương tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động.
b) Đối với Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội:
Đề xuất các nội dung phù hợp với định hướng nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó chú ý đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập với điều chỉnh tiền lương của người tại chức.
c) Đối với Đề án cải cách chính sách ưa đãi người có công với cách mạng:
Đề xuất các nội dung cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng phù hợp với quy định của pháp luật về người có công, trong đó chú ý sớm điều chỉnh mức chuẩn đảm bảo tương ứng với mức chi tiêu bình quân toàn xã hội để người có công có mức sống trung bình khá trong xã hội theo Kết luận số 63-KL/TW. Triển khai đồng bộ các chế độ ưu đãi khác đã được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
a) Bộ Tài chính:
- Khẩn trương đề xuất các giải pháp tạo nguồn (cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước cùng với việc điều chỉnh lại các chính sách, chế độ theo quan điểm ưu tiên chi cho con người là chi đầu tư phát triển; rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ an sinh xã hội; phương án nguồn để điều chỉnh mức chuẩn ưu đãi người có công với cách mạng...) theo định hướng chung nêu tại Kết luận số 63-KL/TW.