Thông báo 487/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 487/TB-VPCP
Ngày ban hành 16/10/2017
Ngày có hiệu lực 16/10/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 487/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH HẬU GIANG

Ngày 27 tháng 9 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang về kết quả kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới và một số kiến nghị của Tỉnh. Cùng dự buổi làm việc với Thủ tướng có đồng chí Mai Tiến Dũng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Hậu Giang báo cáo và ý kiến của các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Biểu dương và đánh giá cao sự đoàn kết, cố gắng, khắc phục khó khăn của Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Hậu Giang và kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong những năm qua. Từ một tỉnh mới chia tách, Hậu Giang phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong giai đoạn 2011 - 2015: tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,27%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,3 lần; Tỉnh đã phát huy được vai trò là một trong những trung tâm lúa gạo lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đã xây dựng được vùng lúa chất lượng cao, vùng mía và cây ăn trái đặc sản với nhiều thương hiệu có uy tín, nhiều hộ gia đình có mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Trong 9 tháng đầu năm 2017, kinh tế - xã hội của Tỉnh tiếp tục phát triển: nông nghiệp có tăng mức tăng trưởng khá, chuyn biến tích cực; sản xuất công nghiệp ổn định, chỉ sphát triển công nghiệp tăng 11,09%; tng vn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 9,76% so với cùng kỳ. Đến nay, Tỉnh đã thu hút được 29 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn trên 809 triệu USD; đã tích cực chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đạt kết quả khá, đến nay đã có 19/54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 35,1% tổng số xã, cao hơn so với bình quân chung của cả nước.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Kết quả Hậu Giang đạt được trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của vùng và cả nước nhưng khó khăn, thách thức cũng rt lớn: xuất phát điểm thấp, Tỉnh đang phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu; lực lượng lao động làm việc trong nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ cao (trên 75%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp chiếm tỷ trọng thp (21,5%); số lượng doanh nghiệp/người dân chỉ bằng 1/3 so với bình quân chung cả nước, quy mô doanh nghiệp khiêm tn; vn còn 3 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã; một số chỉ số phát triển xã hội thấp so với bình quân của cả nước, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, bảo vệ môi trường còn hạn chế.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian còn lại của năm 2017 không nhiều, Tỉnh cần rà soát lại các mặt công tác, có giải pháp tổ chức thực hiện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và những năm tiếp theo. Trong đó cần lưu ý:

1. Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, năng động hơn nữa trong phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, trong đó phát triển nền nông nghiệp đa chức năng thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh; phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ phục vụ nông nghiệp; đặc biệt cần nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiu mới. Tỉnh chú ý xây dựng và ph biến trong các hộ nông dân hệ thống tiêu chuẩn về nông nghiệp sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quy hoạch ngành, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng các loại đất có hiệu quả, nhất là diện tích trồng lúa, nuôi trồng thủy sản; đầu tư hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý tốt nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống người dân; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nước ngầm, tránh gây sụt lún, nhất là với tỉnh có địa hình thấp như Hậu Giang.

3. Chủ động nghiên cứu, tìm lợi thế so sánh để có hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế như phát triển nông nghiệp công nghệ cao dựa vào diện tích trồng lúa lớn, bởi đây chính là lợi thế của Hậu Giang so với các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cùng với đó là thực hiện đồng bộ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết nối có hiệu quả với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế.

4. Tiếp tục quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng nhiều hơn nữa thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Hậu Giang cần tập trung phát triển một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của địa phương; tìm phương án, cách làm tốt nhất để huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó phải xác định được danh mục một số dự án cấp bách để ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư. Tiếp tục phát triển du lịch sông nước, miệt vườn mang đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long.

5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng chính quyền đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp; tiếp tục gỡ bỏ các rào cản, khơi dậy các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các Bộ, ngành tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và có các biện pháp thiết thực hỗ trợ Tỉnh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

6. Chú trọng hơn công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đi khí hậu, thúc đẩy toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, gia cường hơn nữa nền tảng xã hội, củng cố niềm tin của người dân đối với chính quyền, không ngừng nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo tốt quyền lợi và nhu cầu của nhân dân trong quá trình phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tay nghề lao động trong nông nghiệp, nông thôn; bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH

1. Về hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang: Tỉnh lập quy hoạch chi tiết, xác định danh mục các dự án thành phần, phân kỳ đầu tư phù hợp; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, đề xuất nguồn vốn phù hợp, kể cả vốn vay ưu đãi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Về hỗ trợ vốn đầu tư 03 đường ô tô về trung tâm các xã Phú Hữu, Phú Tân và Vĩnh Viễn A: Bộ Giao thông vận tải khẩn trương rà soát, tổng hợp danh sách các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã trong cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn vốn phù hợp để ưu tiên hỗ trợ đầu tư 3 tuyến đường ô tô về trung tâm xã của tỉnh Hậu Giang, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2017.

3. Về tiến độ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2: Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tỉnh xem xét, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong Hợp đồng BOT của Dự án.

4. Về việc bổ sung dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 3 vào Quy hoạch Tổng sơ đồ điện 7 của Quốc gia: Trên tinh thần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long, bảo đảm an ninh năng lượng; giao Bộ Công Thương nghiên cứu, tổng hợp ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Về việc hỗ trợ vốn dự phòng ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đầu tư dự án Đường tỉnh 925B và Hệ thống ô bao lớn kiểm soát nước ngọt vùng Phụng Hiệp - Long Mỹ; việc sử dụng vn nguồn Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư dự án “Bờ bao, kè kết hợp với đường giao thông từ thị trấn Cây Dương đến ngã ba Vĩnh Tường”; hỗ trợ vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương 2017 và các nguồn vốn khác để tiếp tục đầu tư đoạn kênh cấp thiết còn lại thuộc Dự án Nạo vét kênh ranh huyện Châu Thành A và huyện Vị Thủy: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan liên quan xem xét, đề xuất nguồn vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng công trình “Kè chống sạt lở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành”: Trước mắt, Tỉnh bố trí số vốn đã được giao để thực hiện; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đề xuất nguồn vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Về hỗ trợ thực hiện dự án sắp xếp ổn định dân cư do thiên tai cấp bách trên địa bàn huyện Châu Thành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương bổ sung Dự án vào danh mục các dự án di dân thiên tai cấp bách và di dân tự do năm 2017 gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.

8. Về hỗ trợ vốn để hoàn thành Dự án tổng thể “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2018”: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

9. Về việc xử lý kinh phí (7,92 tỷ đồng) di dời 02 tuyến ống cấp nước bị ảnh hưởng bởi dự án “Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức BOT”: Đồng ý về chủ trương bố trí vốn trong tổng mức đầu tư của Dự án; giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang rà soát, đánh giá chi phí đề bù và thực hiện đền bù theo quy định.

10. Về sử dụng nguồn vốn 10% dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Giao thông vận tải cho dự án “Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 61B đoạn ngã ba Vĩnh Tường - thị trấn Long Mỹ”: Đồng ý, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn từ nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn của Bộ để thực hiện Dự án.

11. Về việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước Việt Nam hoặc vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải phóng mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp: Tỉnh lập Hồ sơ theo quy định, trong đó cam kết hoàn trả tạm ứng gửi Bộ Tài chính xem xét, xử lý. Việc vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ.

12. Đồng ý hỗ trợ (khoảng 50 tỷ đồng) xây dựng Nhà tang lễ tỉnh Hậu Giang và một số hạng mục chức năng khác; Tỉnh rà soát quy mô, tổng mức đầu tư phù hợp và lập đề án gửi Bộ Tài chính bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2017 để hỗ trợ Tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

[...]