Thông báo 375/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về điều hành chính sách tiền tệ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 375/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 13/08/2024 |
Ngày có hiệu lực | 13/08/2024 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Mai Thị Thu Vân |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 375/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2024 |
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Ngày 05 tháng 8 năm 2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp về việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 7 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm. Tham dự cuộc họp có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, các Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 263/BC-NHNN ngày 05 tháng 8 năm 2024, ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
Hoan nghênh, biểu dương nỗ lực, cố gắng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập thể Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và toàn ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực, tổ chức triển khai chính sách tiền tệ hiệu quả. Đây là những kết quả tích cực cần được phát huy, thúc đẩy trong thời gian tới.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất đã được ban hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách. Quyết liệt thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử; giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
b) Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt, dẫn dắt đầu tư tư và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
c) Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp theo quy định để nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng.
d) Khẩn trương trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành Nghị định quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, bảo đảm kịp thời, thống nhất, đồng bộ, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, không để chậm trễ và tạo khoảng trống pháp lý, báo cáo cấp thẩm quyền trước ngày 15 tháng 8 năm 2024.
6. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2024 khoảng 750 – 800 tỷ USD, xuất siêu cao hơn năm 2023; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu việc mở rộng thanh toán bằng đồng bản tệ trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ…
b) Triển khai các chính sách, chương trình kích cầu, gia tăng tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật.
c) Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thương mại biên giới; xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống phân phối, cửa khẩu, kho bãi, logistic…; phối hợp với Bộ Tài chính đơn giản, hiện đại hóa các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương, kinh doanh ở khu vực biên giới.
d) Tiếp tục triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia; tập trung triển khai các chương trình hành động thực thi các FTA thế hệ mới, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu; tiếp tục tìm kiếm, đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Thực hiện quyết liệt, nhất quán Kết luận 64-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
b) Điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm…); tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh.
Tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác điều hành hạn mức tăng trưởng tín dụng, khuyến khích các tổ chức tín dụng có chất lượng tín dụng tốt, tăng trưởng lành mạnh, hiệu quả, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các điều kiện khác theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, không để xảy ra tiêu cực, xin cho, tham nhũng, vi phạm pháp luật.
c) Điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, hài hòa, cân bằng hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá; theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, nhất là các động thái điều chỉnh chính sách của FED và các ngân hàng trung ương, nâng cao chất lượng phân tích, dự báo và có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; đa dạng hóa các kênh cung ứng ngoại tệ, ổn định giá trị đồng Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
d) Điều hành lãi suất theo hướng bám sát diễn biến thị trường và sử dụng hiệu quả, hợp lý, kịp thời, đồng bộ các công cụ điều hành chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm việc công khai lãi suất cho vay; tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số..., để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; phát huy hơn nữa vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước.
đ) Điều hành nghiệp vụ thị trường mở (OMO) linh hoạt, hiệu quả, phù hợp diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, tạo dư địa để điều hành lãi suất, tỷ giá; theo thẩm quyền xem xét, cân nhắc việc điều hành OMO nới lỏng trong điều kiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu để có điều kiện giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
e) Tiếp tục chủ động triển khai các công cụ, giải pháp quản lý, điều hành thị trường vàng phù hợp, kịp thời, hiệu quả hơn nữa; đánh giá kết quả triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp quản lý thị trường vàng căn cơ, dài hạn, bảo đảm thị trường vàng phát triển ổn định, lành mạnh, minh bạch, bền vững, không để xảy ra tình trạng vàng hóa nền kinh tế; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về điều hành thị trường vàng.