Thông báo 37/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hung-ga-ri

Số hiệu 37/2017/TB-LPQT
Ngày ban hành 04/03/2013
Ngày có hiệu lực 28/01/2016
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Hungary,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Phạm Vũ Luận,Balog Zoltan
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Hung-ga-ri, ký tại Hà Nội ngày 04 tháng 3 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG

VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

THỎA THUẬN

VỀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC HUNG-GA-RI

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hung-ga-ri, sau đây gọi tt là “Hai Bên”;

nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hiện có giữa hai nước, mở rộng các mối liên hệ của nhân dân hai nước, và phát triển hợp tác trên cơ sở cùng có lợi trong lĩnh vực giáo dục giữa Hai Bên,

tin tưng vào tầm quan trọng của giáo dục là phương tiện nâng cao kiến thức về phong tục và văn hóa của các nước chúng ta;

thừa nhận lợi ích của hai nước có thể đạt được từ việc củng cố hợp tác song phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và pháp luật của mi quốc gia, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Hai Bên khuyến khích trao đổi các chuyến thăm quan, học tập và nghiên cứu của các cán bộ quản lý giáo dục đại học, giảng viên và các nhà khoa học và thúc đẩy các hoạt động học thuật tại mỗi quốc gia trong các lĩnh vực cùng quan tâm.

Hai Bên thúc đẩy hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục đại học và tăng cường các n lực chung về phát triển các chương trình đào tạo cùng cấp bằng và đào tạo chung.

Điều 2

Hai Bên thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ khoa học trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục nghiên cứu khoa học và khuyến khích trao đổi các nhà nghiên cứu và các chuyên gia.

Điều 3

Hai Bên trao đổi chuyên môn và kiến thức trong lĩnh vực khoa học, phương pháp giáo dục và quản lý giữa các cơ sở giáo dục đại học và các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học. Hai Bên cùng hợp tác trong lĩnh vực sư phạm, điều trị và giáo dục đặc biệt và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Điều 4

Hai Bên tăng cường cơ hội để đào tạo các công dân của Bên kia trong các cơ sở giáo dục đại học ở cả hai nước, chủ yếu tập trung vào trình độ đại học, sau đại học và đào tạo giảng viên.

Điều 5

Hai Bên đẩy mạnh hợp tác giảng dạy giữa các cơ sở giáo dục đại học ở cả hai nước và trao đổi thông tin nhằm mục đích công nhận lẫn nhau việc tương đương văn bằng, chứng chỉ đào tạo của các trường phổ thông và bằng tốt nghiệp đại học, và sau đại học.

Điều 6

Hai Bên trao đổi thông tin và dữ liệu về hệ thống giáo dục của mình, và khuyến khích sự tham gia của các chuyên gia trong các hội thảo, các bài giảng, hội nghị chuyên đề trong các lĩnh vực được xác định trên cơ sở vì lợi ích chung của hai nước. Hai Bên cũng sẽ khuyến khích việc trao đổi đoàn trong lĩnh vực khoa học.

Điều 7

[...]