Thông báo 346/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 346/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 26/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 26/09/2020 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Sỹ Hiệp |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Giáo dục |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 346/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2020 |
Ngày 23 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (sau đây gọi tắt là Hội đồng) đã chủ trì phiên họp của Hội đồng. Tham dự có các thành viên Hội đồng; đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các tổ chức, các cơ sở giáo dục đại học: Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cơ quan thường trực của Hội đồng, ý kiến phát biểu của các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận như sau:
1. Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là khâu đột phá trong đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đã được Chính phủ xác định lộ trình hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết đánh giá kết quả đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sớm công bố phương án thi năm học 2021 và định hướng những năm tới đây để học sinh, nhà trường chủ động trong dạy và học.
2. Về sách giáo khoa, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Có văn bản quy định chặt chẽ việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo, xử lý nghiêm các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo.
b) Chỉ đạo các khâu liên quan khuyến khích giữ gìn, sử dụng lại sách giáo khoa để tiết kiệm cho xã hội.
c) Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển học liệu điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối, tạo kênh phân phối để sách giáo khoa đến tận tay học sinh, nhằm đảm bảo không thiếu sách giáo khoa, tiết kiệm và chống sách lậu.
Văn phòng Chính phủ thông báo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |