Thông báo 286/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 286/TB-VPCP
Ngày ban hành 09/09/2016
Ngày có hiệu lực 09/09/2016
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 286/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2016

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG NGÃI

Ngày 09 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi; tham gia đoàn công tác của Thủ tướng có Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại buổi làm việc, sau khi nghe lãnh đạo Tỉnh báo cáo kết quả kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2016 và một số kiến nghị, đề xuất; ý kiến của lãnh đạo các cơ quan dự họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được trong những năm qua. Từ một tỉnh nghèo, đồng bằng ít, nhiều huyện miền núi, rất khó khăn với xuất phát điểm thấp, chịu nhiều hy sinh, mất mát trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, với truyền thống cách mạng kiên trung, hiếu học, phát huy dân chủ, bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, lợi thế, đạt được kết quả quan trọng, cụ thể là:

Giai đoạn 2011 - 2015, GDP tăng bình quân 7,9%/năm (6 tháng đầu năm 2016 tăng 4,4%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; GDP bình quân đầu người đạt gần 2.500 USD. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 4,2 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước tăng gần 17%/năm; khách du lịch tăng 12,7%/năm; giải quyết việc làm mới gần 37 nghìn lao động/năm; hộ nghèo giảm 3,23%/năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã đạt 9,4/19 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư; 85% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, chính sách người có công được quan tâm; huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội, trong 5 năm đã xây dựng mới và sửa chữa gần 7.400 ngôi nhà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đội tàu cá của ngư dân ngày càng lớn mạnh, cùng các lực lượng chức năng tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Bên cạnh kết quả đạt được, Quảng Ngãi vẫn chưa tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc chưa tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế từ Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, liên kết vùng và kinh tế biển, đảo...; nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra; tái cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là tái cơ cấu nông nghiệp; trong xây dựng nông thôn mới chưa huy động hết mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn các địa phương trong vùng, số huyện nghèo còn cao, tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ nghèo ở miền núi giảm chậm, thiếu bền vững. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng núi và vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ngãi cần phát huy truyền thống vẻ vang và những kết quả đạt được, khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế, vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, nỗ lực hơn nữa để sớm đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương mạnh toàn diện trong vùng Nam Trung Bộ, trong đó tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh. Chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 đã đề ra.

2. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở cả đô thị và nông thôn, gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường liên kết vùng để mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa lợi thế của địa phương, nhất là từ các khu công nghiệp, cảng biển, đường cao tốc.... Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và sản phẩm chủ lực; phát triển đội tàu cá, góp phần thực hiện Chiến lược Biển. Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng du lịch.

3. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân nông thôn, miền núi và hải đảo; thu hút doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

4. Xây dựng chính quyền năng động, sáng tạo, thích ứng với kinh tế thị trường; tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những rào cản gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh.

5. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống của các đối tượng chính sách, người có công và người nghèo; Tập trung thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo ở các huyện khó khăn miền núi, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

6. Tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Quan tâm giải quyết khiếu kiện của công dân không để xảy ra điểm “nóng”, đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Xây dựng các phương án bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển, bảo vệ tàu thuyền và ngư dân hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Tổ quốc.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH:

1. Về hỗ trợ vốn để đầu tư một số công trình hạ tầng thiết yếu:

a) Về bố trí nguồn trái phiếu Chính phủ cho Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại và đường dẫn: đồng ý về nguyên tắc việc đầu tư, sớm kết nối, thông tuyến đường ven biển, phát huy hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế biển đảo và tăng cường quốc phòng, an ninh; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải rà soát lại quy mô và tổng mức đầu tư; theo đó, tổng hợp trong danh mục dự kiến dự án đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi trình Quốc hội khi có chủ trương đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ.

b) Về kế hoạch đầu tư trung hạn (nguồn vốn riêng) hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn đối với các Dự án: Tuyến đê biển huyện Lý Sơn; Đường trục chính trung tâm huyện Lý Sơn; Đường cơ động kết hợp kè chống sạt lở đảo An Bình; Hệ thống hồ dự trữ nước mưa: đồng ý về chủ trương; Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư các Dự án nêu trên theo quy định; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, thực hiện theo đúng Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Về đề nghị một số cơ chế hỗ trợ vốn cho Tỉnh:

a) Về Dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và các cơ quan có liên quan, thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1445/TTg-KTN ngày 16 tháng 8 năm 2016.

b) Về hỗ trợ có mục tiêu ngân sách trung ương từ nguồn thu Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020: Tỉnh rà soát, sắp xếp các dự án quan trọng, cấp bách để ưu tiên bố trí vốn, tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Về việc ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho Tỉnh để thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu do Trung ương ban hành trong giai đoạn 2016 - 2020: đồng ý hỗ trợ Tỉnh nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu do Trung ương ban hành trong giai đoạn 2017 - 2020, như các địa phương khác chưa tự cân đối được ngân sách. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể.

3. Về đầu tư cảng Hàng không quốc tế Chu Lai giai đoạn đến 2015 định hướng đến 2025 theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 543/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2008: Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2016 về kết quả đầu tư xây dựng cảng Hàng không Chu Lai đến năm 2020 theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; định hướng phát triển mở cửa bầu trời, đa dạng hóa hình thức đầu tư.

4. Về bổ sung kế hoạch vốn ngân sách trung ương 443 tỷ đồng để hoàn ứng các khoản tạm ứng cho Tỉnh; trong đó có khoản trung ương ứng cấp hỗ trợ có mục tiêu là 185 tỷ đồng (50% số Thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất năm 2009):

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ