Thông báo 224/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 224/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 09/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | 09/08/2016 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Mai Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2016 |
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngày 02 tháng 07 năm 2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Tham gia buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tại buổi làm việc, sau khi nghe lãnh đạo Tỉnh báo cáo kết quả kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2016 và một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh Hải Dương, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
Thay mặt Chính phủ, biểu dương và đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hải Dương về những kết quả đạt được. Trong giai đoạn 2011 - 2015, GDP tăng bình quân 7,7%/năm, cơ giới hóa sản xuất được đẩy mạnh, số xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt 28,3%; là Tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch với những mô hình sáng tạo trong lĩnh vực này; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và tăng cường... Trong 6 tháng đầu năm 2016, Tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng GDP gần 7,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 11%, tổng vốn đầu tư phát triển tăng 7,3% so với cùng kỳ; triển khai được 11 mô hình sản xuất vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU...
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh trong những năm vừa qua là chưa tương xứng so với tiềm năng, lợi thế; một số chỉ tiêu chỉ đạt ở mức trung bình của cả nước như thu nhập bình quân đầu người, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo, thu hút khách du lịch…; việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm; hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn tái diễn, tai nạn giao thông chưa được đẩy lùi.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hải Dương cần phát huy những kết quả đạt được, nỗ lực hơn nữa để khai thác tiềm năng, lợi thế về vị trí địa kinh tế, kết nối giao thông, bề dày lịch sử - văn hóa và nguồn nhân lực, đưa tỉnh vào nhóm dẫn đầu vùng Thủ đô; tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tập trung cao nhất thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, Tỉnh cần có cách làm năng động, sáng tạo, đột phá với những giải pháp thiết thực, hiệu quả, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế; hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2016; phấn đấu năm 2017 Tỉnh tự cân đối thu, chi ngân sách và có điều tiết về ngân sách Trung ương.
2. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở cả đô thị và nông thôn, tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.
3. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến, đồng thời tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Sử dụng tiết kiệm đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, phát triển mạnh số lượng, quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ.
5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động; bảo đảm an sinh xã hội; có giải pháp giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Giữ gìn bản sắc văn hóa của Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
6. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tội phạm, đảm bảo giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục phấn đấu giảm và đẩy lùi tai nạn giao thông.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH:
1. Về cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù đối với các địa phương và mô hình hoạt động điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về tăng mức kinh phí hàng năm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến các địa phương, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quy chế nêu trên, trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định cơ chế quản lý đầu tư đặc thù đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020.
4. Về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý cụ thể; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Về đầu tư xây dựng Khu hành chính tập trung: Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2016 việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phù hợp. Tỉnh rà soát lại sự cần thiết, hiệu quả của dự án đối với công tác cải cách hành chính, quy mô, phương án, giải pháp tự cân đối nguồn lực đầu tư, gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Về đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án BOT nhiệt điện Hải Dương: Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2016 về năng lực của Nhà đầu tư, những khó khăn, tồn tại dẫn đến việc chậm tiến độ Dự án 39 tháng, đề xuất phương án xử lý.
7. Về chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty TNHH MTV Khu công nghiệp Lai Vu cho các đối tác khác: Đồng ý về chủ trương. Giao Tỉnh thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn nhà nước, tiếp tục thu hút được đầu tư; Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất việc sử dụng tiền thu được việc chuyển nhượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Về hỗ trợ vốn đầu tư dự án Chống sạt lở bờ và tăng cường khả năng chống lũ cho hệ thống đê huyện Kim Thành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Tỉnh Hải Dương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 3596/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ.
9. Tỉnh chủ động nguồn ngân sách địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai năm 2015 và các tháng đầu năm 2016 (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, đê điều, thủy lợi…).
10. Về tham gia Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đồng ý về chủ trương, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý theo quy định.
11. Về hỗ trợ vốn đầu tư các Dự án: Kênh Phao Tân - An Bài; kênh Đại Phú Giang; dự án biến đổi khí hậu kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng; dự án tưới tiết kiệm nước cho vùng đất bãi ngoài sông: Tỉnh hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, sắp xếp thứ tự ưu tiên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
12. Về những bất cập đối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:
a) Về giảm phí đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5: Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về khai thác vận hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo công văn số 5314/VPCP-KTN ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ.