Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông báo số 19/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng tại cuộc họp về triển khai nhiệm vụ xây dựng dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 19/TB-BGTVT
Ngày ban hành 17/01/2008
Ngày có hiệu lực 17/01/2008
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Công
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 19/TB-BGTVT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2008

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG LÊ MẠNH HÙNG TẠI CUỘC HỌP VỀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (SỬA ĐỔI)

Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp về việc triển khai nhiệm vụ xây dựng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tham dự cuộc họp có đại diện Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Đường bộ VN, Cục Đăng kiểm VN, Cục Giám định & QLCLCTGT.

Sau khi nghe Vụ Pháp chế báo cáo Dự kiến tiến độ và phân công nhiệm vụ xây dựng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Cục Đường bộ VN báo cáo đề xuất các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật, ý kiến góp ý của đại diện các cơ quan, đơn vị dự họp, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã kết luận như sau:

1. Về phạm vi và thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ: thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4/2008, trình Quốc hội cho ý kiến tháng 5/2008 và trình Quốc hội thông qua tháng 10/2008.

2. Dự kiến nguyên tắc, tiến độ xây dựng Dự án Luật để báo cáo Ban Soạn thảo: tại Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo Thông báo này.

3. Phân công cụ thể nhiệm vụ xây dựng dự án Luật:

- Cơ quan chủ trì soạn thảo: Cục Đường VN (đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Phó Cục trưởng);

- Cơ quan chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng: Vụ Pháp chế (đồng chí Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng);

- Các Cục, Vụ: Đăng kiểm VN, Giám định và QLCLCTGT, Tổ chức cán bộ, Vận tải, Khoa học – Công nghệ, Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Hợp tác quốc tế, Thanh tra Bộ; phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình và theo phân công cụ thể tại Phụ lục III, Phụ lục IV kèm theo Thông báo này.

- Đại diện các cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học gửi ý kiến bằng văn bản đề xuất các vấn đề sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ cho Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, Vụ Pháp chế, Cục Đường bộ VN và các đồng chí Trưởng Nhóm.

- Dự kiến phân công soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): tại Phụ lục IV kèm theo Thông báo này. Trước ngày 22/01/2008, các đồng chí Trưởng Nhóm chuyển Dự thảo nội dung được giao cho Cục Đường bộ VN tổng hợp thành Dự thảo 1.

4. Các công việc khác:

- Cục Đường bộ VN khẩn trương dự trù kinh phí xây dựng Dự án Luật trình Bộ GTVT, Vụ Tài chính tham mưu cho Lãnh đạo Bộ giải quyết kịp thời.

- Cục Đường bộ VN cung cấp cho các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập bộ tài liệu bao gồm: Công ước Viên và Luật Giao thông đường bộ của các nước đã được dịch.

- Vụ Hợp tác quốc tế cung cấp bản dịch 02 Luật Giao thông đường bộ của hai nước mới được ban hành có điều kiện tương tự Việt Nam.

- Vụ Pháp chế cung cấp tài liệu liên quan đến việc xây dựng, thông qua Luật Giao thông đường bộ năm 2001 cho các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập để tham khảo.

- Đề nghị Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cử 01 đồng chí Lãnh đạo tham gia Tổ Biên tập.

Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ Giao thông vận tải xin thông báo tới các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan để thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng (để b/c);
- Văn phòng UBATGTQG (thực hiện);
- Các cơ quan, đơn vị dự họp (để thực hiện);
- Thành viên Tổ biên tập (để thực hiện);
- Lưu VT, PC

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Văn Công

 

PHỤ LỤC 1.

DỰ KIẾN NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI LUẬT

Việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ có tác động nhất định đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước. Vì vậy, ngoài việc quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm tính kế thừa nội dung điều chỉnh của Luật, chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc còn thiếu thống nhất; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành Giao thông vận tải

2. Đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

[...]