Thông báo 145/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 145/TB-VPCP
Ngày ban hành 08/04/2014
Ngày có hiệu lực 08/04/2014
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2014

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ, NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Ngày 24 tháng 3 năm 2014, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, các đồng chí cố vấn Chương trình, đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đồng chí Huỳnh Đức Hòa, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo Ủy ban nhân dân 19 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đại diện các huyện, xã điển hình của các tỉnh. Sau khi nghe Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, ý kiến tham gia của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong 3 năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng ở tất cả các xã, được nhân dân đồng tình ủng hộ; nhiều nơi người dân nhận thức xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của chính mình. Chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:

- Công tác quy hoạch và lập đề án xây dng nông thôn mi được các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đến nay đã cơ bản hoàn thành;

- Phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất là điểm sáng của các địa phương. Từng địa phương đã phát huy thế mạnh để biến những tiềm năng, những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, về kinh tế xã hội thành hiện thực. Đến nay, các tỉnh đã xây dựng được 4.760 mô hình sản xuất chiếm trên 50% mô hình của cả nước (cả nước có khoảng 9.000 mô hình). Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã với nông dân và nông dân với nông dân. Các mô hình đã thực sự phát huy hiệu quả sản xut, góp phn duy trì và phát triển nông nghiệp chất lượng và bền vững. Bắt đầu xuất hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số địa phương, điển hình là tỉnh Lâm Đồng:

Diện tích ứng dụng công nghệ cao các loại cây trồng trên địa bàn Tỉnh đạt gần 35.000 ha, chiếm 11% diện tích đất canh tác; có trên 10.000 ha đạt doanh thu từ 500 - 1.000 triệu đồng/ha/năm.

- Đã huy động nguồn lực to lớn từ nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động sự tham gia tích cực của người dân trong việc đầu tư xây dựng các công trình, vì vậy, hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

- Các kết quả về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường được quan tâm; hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đạt khá, nhất là ở cấp xã; đời sống nhân dân ngày được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (bình quân 3%/năm); số xã đạt chuẩn nông thôn mới xuất hiện ở nhiều nơi, điển hình là các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đến nay toàn vùng có 27 xã đạt chun nông thôn mới, chiếm 5,7% tng số xã, cao hơn tỷ lệ xã đạt chun nông thôn mới cả nước (số xã đạt chuẩn cả nước là 144 xã, chiếm 1,6%).

Thay mặt Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đđạt được các kết quả nêu trên, các địa phương cần tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau:

Một là, Cấp ủy, chính quyn các cấp có quyết tâm chính trị cao, vận động nhân dân vào cuộc, phát huy dân chủ ở nông thôn;

Hai là, Vận dụng một cách sáng tạo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương;

Ba là, Quan tâm đến tổ chức sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất phù hợp và biết phát huy lợi thế từng địa bàn; quan tâm lợi ích thực sự của người dân, làm cho đời sng nhân dân ngày càng được nâng lên; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; khuyến khích người dân tham gia phát triển sản xuất, thu hút doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất thông qua liên kết;

Bốn là, Quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phân công từng đồng chí cấp ủy phụ trách từng địa bàn, từng xã, định kbáo cáo kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;

Năm là, Quan tâm huy động nguồn lực thực hiện Chương trình.

- Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số tồn tại: Một số nơi, nhận thức của cán bộ các cấp về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình còn chưa đầy đủ, sâu sắc; cấp ủy đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm phổ biến nhân rộng cách làm hay, sáng tạo về xây dựng mô hình nông thôn mới, mô hình sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường nông thôn; thực hiện các tiêu chí: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học đạt thấp hơn so với bình quân chung cả nước; cơ cấu kinh tế nông thôn chậm được điều chỉnh, công nghiệp dịch vụ phát triển chậm; số hợp tác xã hoạt động hiệu quả còn chưa nhiều; liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân chưa phát triển mnh; bố trí ổn định đời sống dân di cư tự do tại các tỉnh vùng Tây Nguyên còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực.

II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Đồng ý với phương hướng, nhiệm vụ nêu trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:

1. Xác định rõ mục tiêu xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Các cấp, các ngành của địa phương tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới, xác định xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng có tính chiến lược để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phải thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục, bền bỉ, không nóng vội, không chạy theo thành tích.

3. Tiếp tục rà soát để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cấp xã, cấp huyện, thực hiện quản lý theo quy hoạch, trong đó đặc biệt ưu tiên gắn quy hoạch cơ sở hạ tầng với quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung theo từng địa bàn xã, huyện, tnh, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và theo Nghị quyết số 30-NQ/BCT ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

4. Nhân rộng mô hình sản xuất mới, liên kết giữa nông dân với nông dân, doanh nghiệp với nông dân, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích;

5. Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: Huy động nguồn lực từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, lng ghép từ các chương trình mục tiêu, từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Huy động dân đóng góp tự nguyện vừa với sức dân tại từng địa bàn, không yêu cầu đóng góp bắt buộc, không huy động quá sức dân.

Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó cần ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án phục vụ sản xuất, dân sinh; các công trình hạ tầng khác thực hiện dần tng bước. Cân đối bố trí tăng nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư trực tiếp cho Chương trình; thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác trên địa bàn xã với Chương trình xây dựng nông thôn mới.

6. Về quản lý đầu tư xây dựng công trình: đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản cần phân cấp mạnh cho xã, cho người dân và cộng đồng dân cư trong xã tự làm theo quy định tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

7. Về quản lý nhà nước đối với Chương trình: Các cấp, các ngành cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế chính sách để bổ sung sửa đổi hoặc ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với nông dân phát triển sản xuất, xây dựng quê hương theo quy hoạch, kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra. Trong quy hoạch của địa phương cần phải tính đến quy hoạch cả nước, gắn với thị trường, tôn trọng thị trường; xác định rõ vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, khoa học công nghệ....

[...]