Thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) và Nhật Bản năm 2003

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 08/10/2003
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thoả thuận
Cơ quan ban hành Chính phủ các nước
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại

THOẢ THUẬN KHUNG

NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2003 VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) VÀ NHẬT BẢN

Chúng tôi, những người đứng đầu chính phủ/nhà nước Brunei Darussalam, Vương quốc Cămpuchia, Nước Cộng hoà Indonesia, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lào PDR), Malaysia, Liên bang Myanmar, Nước Cộng hoà Philippines, Nước Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan và Nước CHXHCN Việt Nam, các nước thành viên của HIệp hội các Quốc gia Đông Nam Châu á(sau đây gọi chung là ASEAN) hoặc “Các nước thành viên ASEAN”, hoặc, gọi riêng là “nước thành viên ASEAN”, và Nhật Bản đã nhóm họp ngày hôm nay tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản;

Nhắc lại Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản tổ chức ngày 5/11/2002 tại Phnompenh, Cămpuchia để thực thi các biện pháp nhằm tạo lập Đối tác Kinh tế Toàn diện (“CEP”), bao gồm cả các yếu tố của một Khu vực Mậu dịch tự do (“FTA”) sẽ được hoàn thành ngay khi có thể trong vòng 10 năm, và thiết lập một Uỷ ban để xem xét và dự thảo một thoả thuận khung để thực thi CEP (“ASEAN – Nhật Bản CEP”);

Được thúc đẩy bởi những tiến triển quan trọng trong mối quan hệ ASEAN - Nhật trong 30 năm hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực;

Mong muốn hạn chế tối đa rào cản và tăng cường quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản; giảm chi phí kinh doanh, tăng cường thương mại và đầu tư nội khối; tăng hiệu quả kinh tế, tạo nên một thị trường rộng lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và có tính kinh tế quy mô lớn hơn cho doanh nghiệp của cả hai bên ASEAN và Nhật Bản; và tăng cường sự hấp dẫn của các bên đối với vốn và tài năng;

Chia sẻ quan điểm là ASEAN-Nhật Bản CEP cần thu được lợi ích từ, và mang tính bổ trợ cho hội nhập kinh tế của ASEAN và xét thấy những thành quả của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (“AFTA”) sẽ nâng cao giá trị của ASEAN như một thị trường khu vực và thu hút đầu tư đến ASEAN và mong muốn Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (“CEPT”) sẽ được thực thi theo đúng lộ trình;

Tin tưởng rằng việc thành lập một FTA giữa ASEAN và Nhật Bản trong thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư sẽ tạo nên một quan hệ đối tác giữa ASEAN và Nhật Bản, và tạo ra một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ sự ổn định kinh tế ở Đông á;

Nhận thấy vai trò quan trọng và những đóng góp của khu vực tư nhân trong việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa các bên và như cầu cần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa hợp tác giữa các bên và tận dụng các cơ hội kinh doanh lớn hơn mà ASEAN - Nhật Bản CEP mang lại;

Nhận thấy cấp độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Nhật Bản, và nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia hơn nữa của Vương quốc Cămpuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Liên Hiệp Myanmar và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, (gọi chung là “các nước thành viên mới trong ASEAN”) trong quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản;

Khẳng định lại quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”), và các Hiệp định và thoả thuận song phương, khu vực và đa phương;

Nhận thấy vai trò xúc tác mà các thoả thuận thương mại khu vực có thể góp phần vào việc thúc đẩy tự do hoá khu vực và toàn cầu cũng như là những nền tảng xây dựng khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương;

Đã quyết định như sau:

1. Mục tiêu

Mục tiêu của ASEAN-Nhật Bản CEP là nhằm:

(a) Tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản thông qua việc hình thành CEP.

(b) Nâng cao tính cạnh tranh của ASEAN và Nhật Bản trên thị trường thế giới thông qua việc tăng cường đối tác và liên kết;

(c) Nhanh chóng tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá và dịch vụ cũng như thiết lập một cơ chế đầu tư tự do và minh bạch;

(d) Tìm hiểu những lĩnh vực mới và phát triển những biện pháp phù hợp cho hợp tác và hội nhập kinh tế hơn nữa; và

(e) Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

2. Các nguyên tắc cơ bản

ASEAN và Nhật Bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

(a) CEP sẽ bao gồm tất cả các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản và bao trùm một loạt các lĩnh v?c tập trung vào các hoạt động tự do hoá, tạo thuận lợi và hợp tác có tính đến nguyên tắc có đi có lại, minh bạch và hai bên cùng có lợi giữa ASEAN và Nhật Bản;

(b) Tính thống nhất, đoàn kết và hội nhập trong ASEAN sẽ được xem xét trong quá trình thực hiện CEP;

(c) CEP phải nhất quán với quy định và nguyên tắc của WTO;

(d) Đối xử đặc biệt và khác biệt cần được dành cho các nước thành viên mới trong ASEAN do khác biệt về mức độ phát triển kinh tế. Các nước thành viên mới cũng được phép có thêm những linh hoạt;

(e) Cần cho phép có linh hoạt trong những ngành nhạy cảm ở từng nước; và

(f) Các chương trình trợ giúp kỹ thuật cũng cần được xem xét.

3. Các biện pháp thực hiện CEP

ASEAN-Nhật Bản CEP sẽ được thực hiện bằng:

[...]