Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2012 quy định về quản lý và sử dụng tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 2140/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/08/2012
Ngày có hiệu lực 28/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Lê Đức Vinh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2140/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 28 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN BÁN CÂY ĐỨNG GỖ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc “Quy định mức lương tối thiểu chung”;

Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26 tháng 4 năm 1982 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc ban hành tạm thời mức lao động khai thác lâm sản;

Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tại tờ trình số: 1255/TTr-SNN ngày 27 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy định về quản lý và sử dụng tiền bán cây đứng gỗ rừng trông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:

1. Phạm vi áp dụng:

Quy định này quy định về quản lý và sử dụng tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng thuộc đối tượng là rừng sản xuất được đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

Các chủ rừng được nhà nước giao trồng rừng sản xuất bằng vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là chủ rừng nhà nước).

3. Trách nhiệm của chủ rừng nhà nước:

a). Xác định đối tượng rừng trồng là rừng sản xuất đến tuổi khai thác, tiến hành tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thực địa để thu thập số liệu, xây dựng bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc tỷ lệ 1:10.000 và thuyết minh, lập hồ sơ thiết kế khai thác trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

b). Quản lý quá trình thiết kế và thẩm định thiết kế khai thác.

c). Xây dựng đơn giá cây đứng grừng trồng là rừng sản xuất được phép khai thác, Sở Tài chính tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh, phê duyệt.

d). Tổ chức đấu thầu bán cây đứng gỗ rừng trồng là rừng sản xuất theo quy định.

đ). Phối hợp với Hạt Kiểm lâm sở tại bàn giao rừng cho doanh nghiệp, tổ chức trúng thầu mua cây đứng gỗ rừng trồng đtổ chức khai thác.

e). Quản lý, giám sát quá trình khai thác gỗ của đơn vị mua cây đứng.

g). Nhận lại hiện trường sau khai thác để trồng lại rừng hoặc nuôi dưỡng và bảo vệ quá trình tái sinh chồi (nếu là rừng xúc tiến tái sinh chồi sau khai thác).

h). Thu, nộp và quyết toán số tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng với cơ quan quản lý tài chính nhà nước theo quy định.

4. Quyền lợi của chủ rừng nhà nước:

Các đơn vị chủ rừng nhà nước được hưởng các chi phí trong quá trình giám sát và quản lý thuộc trách nhiệm của bên bán. Các chi phí này được ngân sách nhà nước thanh toán theo mức 18.569 đồng/m3 theo tiến độ thực nộp tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng vào ngân sách.

5. Quản lý và sử dụng tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng:

Toàn bộ tiền bán cây đứng gỗ rừng trồng sau khi trừ các chi phí hợp lý gồm: chi phí thiết kế khai thác; chi phí thm định thiết kế khai thác; chi phí xác định giá khởi điểm; chi phí bán đấu giá; chi phí bàn giao rừng khai thác cho người trúng thầu đấu giá và nhận lại rừng sau khai thác; chi phí giám sát trong quá trình khai thác; phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

[...]