Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Quyết định 996/QĐ-BHXH năm 2021 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 996/QĐ-BHXH
Ngày ban hành 15/10/2021
Ngày có hiệu lực 15/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thế Mạnh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 996/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; biên chế, tiền lương; đào tạo và bồi dưỡng; quy chế dân chủ; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác dân vận; công tác thanh niên; công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đối với công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi là công chức, viên chức) Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Vụ Tổ chức cán bộ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc:

a) Nghiên cứu, xây dựng các văn bản tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực tổ chức, cán bộ;

b) Nghiên cứu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề tài, đề án về công tác tổ chức, cán bộ để Tổng Giám đốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tham mưu giúp Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a) Xây dựng Nghị quyết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và công tác tổ chức, cán bộ; theo dõi việc thực hiện Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy chế phối hợp và các văn bản khác của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thực hiện việc phê duyệt quy hoạch theo phân cấp;

c) Chuẩn bị tài liệu, nội dung, ghi chép biên bản và dự thảo Nghị quyết các phiên họp của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện công tác văn thư, theo dõi văn bản đi và đến của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

d) Các nội dung khác liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ.

3. Chủ trì, xây dựng trình Tổng Giám đốc ban hành:

a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc), Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) và Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội huyện); quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Quy định, quy chế về: tuyển dụng; chế độ quản lý và phân cấp quản lý đối với công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý; công tác quy hoạch; quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác; xử lý kỷ luật; nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức, viên chức; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng; công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ và các quy định, quy chế khác về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật;

c) Kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc; phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh trong tổng số biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc toàn Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định;

d) Kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước;

đ) Đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong toàn Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; quyết định Danh mục vị trí việc làm trong các đơn vị trực thuộc Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; xây dựng định biên theo vị trí việc làm; hệ thống chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (KPI);

e) Chương trình, kế hoạch, quy định về công tác phòng, chống tham nhũng; quy định về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đạo đức công vụ; quy tắc ứng xử trong Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

g) Kế hoạch tuyển dụng viên chức, kế hoạch thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

h) Kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

[...]