THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
|
Số:
984/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
CHUYỂN CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau đây gọi là Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, với những nội dung chính sau đây:
1. Tên gọi sau
khi chuyển đổi:
a. Tên gọi bằng tiếng Việt: TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM.
b. Tên bằng tiếng Anh: VIETNAM
SHIPBUILDING INDUSTRY GROUP.
c. Tên giao dịch quốc tế: VINASHIN
GROUP.
d. Tên gọi tắt: VINASHIN.
2. Loại hình doanh
nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu
riêng; được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức
và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có
liên quan và điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Trụ sở chính:
172 phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
5. Ngành, nghề
kinh doanh tại thời điểm chuyển đổi:
a. Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và
sửa chữa tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;
- Thiết kế thi công công trình thủy,
nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tàu thủy;
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết
bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thủy;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị
cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thủy và các loại hàng hóa liên quan đến ngành
công nghiệp tàu thủy;
- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công
nghệ;
- Tổ chức, khai thác thực nghiệm
năng lực các phương tiện vận tải thủy mới sản xuất và vận tải biển;
- Sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel,
động cơ lắp đặt cho tàu thủy;
- Mua bán, lắp ráp trang thiết bị nội
thất tàu thủy;
- Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động
trong ngành công nghiệp tàu thủy;
b. Ngành, nghề có liên quan đến
ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, mua bán thép đóng tàu,
thép cường độ cao;
- Tư vấn đấu thầu và quản lý dự án;
- Hoạt động tài chính, ngân hàng, đại
lý bảo hiểm;
- Thẩm định, thẩm tra các dự án đầu
tư và các công trình xây dựng.
- Thí nghiệm vật liệu và kiểm định
chất lượng các công trình xây dựng;
- Chế tạo kết cấu dàn khoan.
- Dịch vụ khách sạn, cung ứng hàng
hải (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);
- Dịch vụ Logistics, tàu mẫu, quảng
cáo;
- Kinh doanh, vận tải dầu thô, sản
phẩm dầu khí;
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất
nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị,
phương tiện giao thông vận tải cấm xuất nhập khẩu do pháp luật quy định);
- Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp
đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy;
- Đầu tư, kinh doanh nhà: xây dựng
dân dụng, khu đô thị và nhà ở;
- Đầu tư, chế biến kinh doanh các mặt
hàng thủy hải sản và chế tạo, cung ứng các thiết bị nuôi trồng thủy sản;
- Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
- Dịch vụ hàng hải: đại lý cung ứng,
lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hóa;
- Đại lý hàng hóa và môi giới mua
bán tàu biển, đại lý vận tải;
- Dịch vụ cảng và bến cảng, bốc xếp
hàng hóa, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch và
san lấp, bao bãi, mặt bằng xây dựng;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công
nghiệp;
- Lữ hành nội địa, kinh doanh lữ
hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar,
phòng hát karaoke, vũ trường);
- Vận tải hành khách bằng phương tiện
đường bộ, đường thủy nội địa và quốc tế;
- Sản xuất bia, rượu, nước giải
khát;
- Sản xuất, mua bán, chế tạo thiết
bị ngành bia, rượu, nước giải khát, dược phẩm;
- Sản xuất, mua bán xi măng và phụ
gia sản xuất xi măng;
- Sản xuất, mua bán, chế tạo vật
tư, thiết bị ngành công nghiệp xi măng;
- Sản xuất, mua bán, chế tạo, lắp
ráp xe máy, ôtô các loại;
- Dịch vụ thể thao, dịch vụ du lịch,
dịch vụ vui chơi giải trí;
- Xây dựng khai thác nhà máy điện,
nhà máy xi măng;
- Xây dựng khai thác kho ngoại
quan;
- Thăm dò, khai thác, chế biến, mua
bán khoáng sản và dầu khí (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm);
- Thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết
kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng
và công nghiệp;
- Giám sát thi công xây dựng - hoàn
thiện đối với loại công trình: dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, đường bộ.
Việc đầu tư kinh doanh trong các
ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính phải tuân theo các
quy định hiện hành.
6. Vốn điều lệ tại
thời điểm chuyển đổi: 14.655 tỷ đồng (Mười bốn nghìn sáu trăm năm mươi lăm tỷ đồng).
Việc xác định để điều chỉnh, bổ
sung mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu:
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ theo
sự ủy quyền của Chính phủ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
8. Thành viên Hội
đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thực hiện theo quy định
tại Điều 21 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty
nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Chủ tịch
Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và các thành viên Hội đồng quản trị của Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành
viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho đến khi Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm mới Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên của Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam.
9. Tổng giám đốc
điều hành Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là người đại diện theo pháp luật
của Tập đoàn.
10. Sau khi chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn
đề tồn tại và phát sinh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trước khi
chuyển đổi.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Các Bộ, ngành chức năng, Tổ công
tác đề xuất và thực hiện phương án tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn Vinashin
và Tập đoàn Vinashin tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của Tập
đoàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách
nhiệm:
a. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và
theo dõi việc thực hiện Quyết định này; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực
hiện vượt thẩm quyền.
b. Bổ nhiệm Kiểm soát viên Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại công
văn số 1065/TTg-ĐMDN ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP.
c. Rà soát lại ngành, nghề kinh
doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam để tập trung vào ngành cơ khí
đóng, sửa chữa tàu thủy, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính
phủ điều chỉnh mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp hơn với tình hình tái cơ cấu
sản xuất, đầu tư.
b. Phê duyệt Quy chế quản lý tài
chính của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phù hợp với sự thay đổi về
hình thức tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.
4. Hội đồng thành viên Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam:
a. Trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
b. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
c. Thực hiện việc điều chỉnh mức vốn
điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo quy định hiện hành;
d. Đăng ký doanh nghiệp và đăng ký
lại quyền sở hữu tài sản đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
đ. Trình Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận để bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
5. Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trước khi chuyển đổi có trách nhiệm điều hành hoạt
động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho đến khi Hội đồng thành viên
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc mới.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải,
Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thủ
trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và
Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Hội đồng thành viên Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động
- TB và XH;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, VP BCS Đảng Chính phủ, các Vụ: TH, KTTH,
KTN, TKBT;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|