Quyết định 971/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 971/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2016
Ngày có hiệu lực 26/04/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 971/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 26 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;

Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;

Căn cQuyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020;

Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 của UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc SLao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước tại Tờ trình số 452/TTr-LĐTBXH ngày 13/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020.

Điều 2.

1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Sở Tài chính hằng năm đảm bảo cân đi, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Đề án này.

Điều 3. Các ông(bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Cục BVCSTE (Bộ LĐTBXH);
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban TGTU;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành (liên quan);
- UBND các huyện, thị xã;
- LĐVP, phòng VX, KTTH;
- Lưu: VT(qđ054-16).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

ĐỀ ÁN

TRUYỀN THÔNG QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
971/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Bình Phước)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” và Chỉ thị 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004... Để triển khai các văn bản trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật, các chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và công tác truyền thông về quyền trẻ em nói riêng như ban hành Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 08/5/2007 về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Chỉ thị số 19/2008/CT-UBND ngày 11/11/2008 về việc tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 14/2008/CT-UBND ngày 16/05/2008 về việc tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm; Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đán tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến 2020 (Nghị quyết số 16/2010/NQ- HĐND ngày 14/12/2010 của HĐND tỉnh); Quyết đnh 327/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 của UBND phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020...

Chỉ đạo các đơn vị như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã... tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn; biên soạn các tài liệu tuyên truyền về quyền trẻ em; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền trên các báo, tạp chí, sóng phát thanh, truyền hình...

Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện quyền trẻ em tại các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, pa nô, áp phích, đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo... Những năm qua, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã phát hành hàng chục ngàn cuốn sách, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện quyền trẻ em trong nhân dân. Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương cũng chú trọng đưa tin về các hoạt động thực hiện tốt quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Nhiều báo, đài đã xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang, đặc san, phóng sự về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Việc tuyên truyền còn thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh tới xã, đội ngũ công tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các ấp, khu phố được chú trọng.

Tuy nhiên trên thực tế, quyền của trẻ em chưa được nhận thức và thực hiện một cách đầy đủ. Ở một số nơi, mới chú trọng thực hiện tuyên truyền trong cán bộ chủ chốt, chưa tiến hành tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền còn hình thức, nghèo nàn, chưa phong phú, biện pháp truyền thông đơn điệu. Việc tuyên truyền, giáo dục chưa đến được với cộng đồng, từng gia đình và từng trẻ em chưa phù hợp với từng đối tượng, thiếu hấp dẫn, hiệu quả hạn chế, đồng thời chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chỉ tập trung vào giai đoạn ngay sau Tháng hành động vì trẻ em và quốc tế thiếu nhi 1/6 hàng năm. Việc tuyên truyền trên phương tiện truyền thông ở một số nơi còn thiếu chiều sâu, nên chưa thực sự tác động mạnh mẽ, tạo sự hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

[...]