Quyết định 97/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 97/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/07/2006
Ngày có hiệu lực 20/07/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thiện Nhân
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số : 97 /2006/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 6 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;
Xét Tờ trình số 840/TTr-SNN ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 (kèm theo quyết định này).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở - ngành, quận - huyện liên quan và các doanh nghiệp để triển khai chương trình, các dự án cụ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố; xúc tiến thương mại, hợp đồng tiêu thụ nông sản phẩm, chuyển đổi nhanh diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao. Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài gòn, Thủ trưởng c¸c cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã có sản xuất nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Như điều 4
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Côc KiÓm tra v¨n b¶n Bé T­ Ph¸p;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố
- TTUB : CT, PCT/TT, ĐT, TM;
- Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Công nghiệp;
- Sở Văn hóa và Thông tin; Viện Kinh tế;               
- Hội Nông dân TP; Hội Liên hiệp Phụ nữ TP;
- Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;  
- UBND các Quận-Huyện : 2, 7, 8, 9, 12,
 Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Củ Chi,
 Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
- VPHĐ-UB : Các PVP;
- Tæ CNN, TH, ĐT;.
- Lưu:VT, (CNN/§) H

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thiện Nhân

 

CHƯƠNG TRÌNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97 /2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

PHẦN I

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I.- NHIỆM VỤ :

Tuy ngành nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GDP của thành phố nhưng nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành là tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả, bền vững nhằm thu ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giửa khu vực ngoại thành với nội thành, giữa thu nhập khu vực I với các khu vực khác.

Trên cơ sở dự báo, đánh giá một số mặt thuận lợi, khó khăn. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là :

1. Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy đặc sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp sản xuất với kinh doanh. Đa dạng hoá và gắn kết chặt các hình thức xây dựng thương hiệu, xuất xứ, chất lượng đủ sức cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn.

2. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình giống cây, giống con chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống, hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng chuyển giao; gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ, thông qua hình thức kiểm định công nhận giá trị cá thể giống. Từng bước hình thành trung tâm giống của khu vực.

3. Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa. Tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thủy sản thành phố ở Nhà Bè, Khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học, trung tâm giao dịch và triển lãm hoa, cây kiểng, rau an toàn ở Củ chi và các dự án thủy lợi trọng điểm.

4. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng tỷ trọng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vùng nông thôn. Từng bước hình thành phương thức liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ trên địa bàn nông thôn. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn; đặc biệt là những làng nghề gắn du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

5. Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm huy động các thành phần kinh tế, các chuyên gia thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghệ sinh học, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao và nông sản chủ lực của thành phố.

6. Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị sản xuất.

7. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố.

8. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch hại cây trồng. Chú trọng vấn đề xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng có hại trong nuôi trồng.

9. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý, bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

[...]