ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 942/QĐ-UBND
|
Điện
Biên, ngày 26 tháng 07 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH "PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI KỲ MỚI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN
2016-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày
15/11/2010;
Căn cứ Nghị quyết, số 17-NQ/TW
ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường,
thị trấn;
Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày
28/05/2013 của BCH Trung ương, khóa XI về
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Kết luận
57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh", "về công tác dân tộc", “về công tác tôn giáo”;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày
05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg
ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong
thời kỳ mới;
Thực hiện kế hoạch số 08-KH/TU
ngày 15-7-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực
hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20-10-2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi
mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc
thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 và những năm
tiếp theo".
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính,
Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc
tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
b/c
- Bộ Tài chính; b/c
- Ban chỉ đạo Tây Bắc; b/c
- TT Tỉnh ủy; b/c
- TT HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Đ/c PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
|
KẾ HOẠCH
"PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRONG THỜI KỲ MỚI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP
THEO"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
1. Mục
đích
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số, bảo đảm đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ kiến thức, kỹ năng về
quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Yêu cầu
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước;
Nâng cao hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở các cơ quan của
Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh nhưng không tăng số lượng
biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao;
Hình thành hệ thống thông tin, số liệu
phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
II. ĐỐI TƯỢNG - THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh. Ưu
tiên cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo; các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng
Nông thôn mới định hướng đến năm 2020.
2. Thời gian thực
hiện Kế hoạch
Thời gian thực hiện của Kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020 và những năm
tiếp theo.
III. NHIỆM VỤ CỦA
KẾ HOẠCH TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Để xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, bảo đảm đủ về số lượng
và nâng cao chất lượng hợp lý về cơ cấu,
về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có đủ kiến thức, kỹ năng về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; Trong giai đoạn
2016-2020 và những năm tiếp theo tỉnh Điện Biên cần tập trung vào 07 nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống
thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
người dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thứ hai, chú trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc
thiểu số.
- Thứ ba, nâng cao tỷ lệ đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ
quan, đơn vị của tỉnh.
- Thứ tư,
kết hợp đồng thời có hiệu quả các Chương trình, Đề án ban hành kèm theo Quyết định
số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình
hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và bố trí đủ nguồn
lực để bảo đảm thực hiện các Mục tiêu đã đề ra.
- Thứ năm, tăng cường công tác
quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên các mặt công
tác, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, gắn công tác quản lý với công tác
giáo dục chính trị tư tưởng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc nhận xét, đánh
giá và phân loại hàng năm để bảo đảm công bằng, khách quan, toàn diện và sát với
thực tiễn.
- Thứ sáu, tiếp tục làm tốt
công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức, viên chức người dân
tộc thiểu số phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc
làm, trong đó ưu tiên quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu
số thuộc nhóm rất ít người, là nữ, trẻ tuổi.
- Thứ bảy, thực hiện có hiệu
quả Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề
án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính
trị các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018.
Các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực
hiện trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo nhằm phát triển đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh
Điện Biên như sau:
1. Hoàn thiện hệ
thống thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh
a) Tiếp tục triển khai Luật Cán bộ,
công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện đúng, đầy
đủ, có hiệu quả các chế độ, chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số đi học theo các văn bản, hướng dẫn của Bộ, ngành,
Trung ương.
b) Áp dụng đầy đủ và có hiệu quả các
chính sách có tính đặc thù trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; đào tạo, bồi
dưỡng; quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
a) Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc cho cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số, trong đó: có tiếng dân tộc
thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhưng còn hạn
chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số.
b) Tổ chức triển khai thực hiện theo
các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Trung ương khi chương trình bồi dưỡng kiến
thức dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức được ban hành theo 4
nhóm đối tượng: Đối tượng 1 (Lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương); đối tượng 2 (Lãnh đạo cấp Sở và tương đương); đối tượng 3 (Lãnh đạo cấp
Phòng và tương đương); đối tượng 4 (cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức
vụ lãnh đạo).
c) Trong giai đoạn 2016 - 2020 và những
năm tiếp theo đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức QLNN,
kiến thức quốc phòng, an ninh, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh dự kiến cử 23.945 lượt cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số đi đào tạo, bồi dưỡng trong đó:
- Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ:
500 lượt người.
- Bồi dưỡng về quản lý nhà nước: 600
lượt người.
- Bồi dưỡng về lý luận chính trị:
3000 lượt người.
- Bồi dưỡng về Kỹ năng lãnh đạo quản
lý: 300 lượt người.
- Bồi dưỡng cập nhập kiến thức bắt buộc:
14.845 lượt người.
- Các nội dung, loại hình khác: 5000
lượt người.
Trên cơ sở các văn bản, Hướng dẫn của
Bộ, Ngành Trung ương nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, xây dựng chính sách ưu tiên
thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức người dân tộc
thiểu số; Xây dựng quy định về
tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị
thuộc Ban Dân tộc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Báo cáo rà soát và đề
xuất giải pháp bố trí số sinh viên tốt nghiệp cử tuyển là người dân tộc thiểu số
tốt nghiệp ra trường chưa bố trí được việc làm trên địa
bàn toàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức là
người dân tộc thiểu số, ưu tiên là nữ, trẻ tuổi.
3. Về
nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
3.1. Về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
3.1.1. Cấp tỉnh (các sở, ban,
ngành của tỉnh)
Đối với các cơ quan, đơn vị (Văn
phòng đoàn Đại biểu Quốc hội, Ban Dân tộc, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Đài phát thanh truyền hình tỉnh,
Hội chữ thập đỏ, Hội Luật gia, Hội văn học nghệ thuật) đã đạt được mục tiêu của
Quyết định số 402/QĐ-TTg đặt ra, trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp
theo tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số theo quy định.
Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị
còn lại chưa đạt được mục tiêu của Quyết định số
402/QĐ-TTg đặt ra, trong giai đoạn 2016 - 2020 nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định (theo mục tiêu
của Quyết định số 402/QĐ-TTg tỷ lệ này phải đạt
20%).
3.1.2. Cấp huyện (UBND các huyện, thị xã, thành
phố)
Đối với các huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ đã đạt được mục tiêu về tỷ lệ CBCCVC người DTTS tham gia vào các cơ
quan, đơn vị, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo quy định.
Đối với các huyện: Điện Biên, Thị
xã Mường Lay, Mường Ảng, Thành phố Điện
Biên Phủ chưa đạt được mục tiêu của Quyết định số 402/QĐ-TTg đặt ra trong
giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, UBND
huyện xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp
với địa phương để nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu
số tham gia vào các cơ quan, đơn vị.
3.1.3. Cấp xã (các xã, phường, thị trấn gọi chung là xã)
Tỷ lệ cán bộ, công chức xã là người dân tộc thiểu số cơ bản đã vượt các chỉ
tiêu mà Quyết định số 402/QĐ-TTg đặt ra. Trong giai đoạn 2016-2020 và những năm
tiếp theo tiếp tục duy trì, nâng cao về chất lượng cho đội ngũ CBCC xã là người
dân tộc thiểu số đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ. Đối với các phường: Tân
Thanh, Mường Thanh, Noong Bua, Thanh Trường, UBND
thành phố Điện Biên Phủ hàng năm căn cứ số lượng biên chế được giao, nhu cầu vị
trí việc làm xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương để đảm
bảo nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tham gia vào các
phường đạt chỉ tiêu theo quy định.
3.2. Duy trì tỷ lệ và nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc ở cấp huyện
- Ban Dân tộc tỉnh duy trì tỷ lệ công
chức, viên chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 40% tổng số biên chế được
giao;
- Phòng Dân tộc cấp huyện duy trì tỷ
lệ công chức người dân tộc thiểu số tối thiểu là 50% tổng số biên chế được
giao.
3.3. Nâng cao tỷ lệ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý
ở các cơ quan, đơn vị, địa phương
3.3.1. Cấp tỉnh (với các sở, ban,
ngành của tỉnh)
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức
người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị
cấp tỉnh cơ bản đã đạt được mục tiêu của Quyết định số 402/QĐ-TTg đặt ra. Trong
giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo duy trì và nâng cao tỷ lệ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý
ở một số cơ quan, đơn vị chưa có hoặc đạt tỷ lệ thấp như: Sở Ngoại vụ, Sở Giao
thông vận tải, Sở Y tế, Trường Cao đẳng nghề.
3.3.2. Cấp huyện (với UBND các huyện, thị xã, thành phố)
Trong giai đoạn 2016-2020 nâng cao tỷ
lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo,
quản lý ở các phòng chuyên môn của huyện theo quy định (mục tiêu của Quyết định
số 402/QĐ-TTg đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo là 20%)/tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc
thiểu số của cơ quan, đơn vị mình quản lý và sử dụng.
3.3.3. Cấp xã
Nâng cao về chất lượng cho cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp xã.
Đối với các phường Tân Thanh, UBND thành
phố Điện Biên Phủ hàng năm căn cứ số lượng biên chế được
giao, nhu cầu vị trí việc làm xây dựng kế hoạch cụ thể
cho địa phương để đảm bảo nâng cao tỷ lệ cán bộ là người
dân tộc thiểu số tham gia vào phường đạt chỉ tiêu theo quy định.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
1. Về quy hoạch, quản lý
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp
ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp về công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng
cán bộ người dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo
nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số, bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và kế hoạch bố
trí, sử dụng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo ở các cấp,
ngành, lĩnh vực có tỷ lệ hợp lý cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Gắn công tác quy hoạch tạo nguồn cán
bộ người dân tộc thiểu số với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo cán bộ
có đủ tiêu chuẩn bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt
ở các cấp.
Cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số có năng lực, đủ tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt,
cán bộ quản lý các cấp. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
Xây dựng quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các
phòng, ban thuộc Ban Dân tộc tỉnh, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc
Ủy ban nhân dân các huyện.
2. Về đào tạo bồi dưỡng
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giai
đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo đã được UBND tỉnh phê duyệt; Hàng năm,
căn cứ tình hình thực tế, nguồn kinh phí và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số,
thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai
thực hiện, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đảm bảo đạt được
các mục tiêu đề ra, tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí được cấp.
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. Đồng thời tăng cường
kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số của các cơ quan, đơn vị, các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số gắn liền với quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp
theo quy định, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
là người dân tộc thiểu số rất ít người, người dân tộc thiểu số là nữ, người dân
tộc thiểu số là người trẻ tuổi.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm ưu
tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, tiếng dân tộc, lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, tin học và các kỹ năng quản lý hành chính nhà nước
cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
Nâng cao năng lực, phát huy tính tự
chủ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh. Tăng cường đầu tư, nâng cao chất
lượng đào tạo của các trường phổ thông dân tộc nội trú.
3. Về tuyển dụng, bố trí sử dụng
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ
vào nhu cầu, điều kiện cụ thể để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số bổ
sung, thay thế các trường hợp đã thực hiện tinh giản biên chế
theo Nghị định 108/NĐ-CP, thôi việc, nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác đảm bảo hợp
lý tỷ lệ theo quy định.
Bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu
số có uy tín, năng lực, phẩm chất nắm giữ các trọng trách quan trọng trong cấp ủy,
chính quyền tại các vùng trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng chính sách ưu tiên thi tuyển,
xét tuyển công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Bố
trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tại các vị trí
việc làm phải đảm bảo phù hợp với chuyên môn, năng lực của cá nhân để có thể
phát huy cao nhất sở trường công tác.
4. Chính sách đối với công tác dân tộc
Xây dựng đồng bộ, cụ thể về chính
sách đối với người dân tộc thiểu số trong công tác quy hoạch, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng. Xây dựng chế độ chính sách ưu đãi đặc thù đối
với cán bộ, công chức làm chuyên trách công tác dân tộc.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí để thực hiện Kế hoạch do
ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ
cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo quy
định của pháp luật. Việc bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách
nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, đơn vị liên quan căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức người dân tộc thiểu số giai
đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo của tỉnh và tình hình
thực tế, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
người dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của tỉnh đảm bảo
đạt được các nội dung, kế hoạch đã đề ra.
b) Có trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện nội dung kế hoạch
này và tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung của kế hoạch báo cáo UBND tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch báo
cáo Bộ, Ngành Trung ương theo yêu cầu.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu,
đề xuất chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
người dân tộc thiểu số ở địa phương, nhất là đối với CBCCVC là nữ, người dân tộc
thiểu số rất ít người và các dân tộc thiểu số hiện có ít cán bộ đã được Thủ tướng
Chính phủ giao tại Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng lập dự
toán kinh phí triển khai các nội dung Kế hoạch; Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị; trang bị các
kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học,
ngoại ngữ, tiếng dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm; đảm bảo thực thi
công việc hiệu quả và tạo nguồn nhân lực cho chính quyền các cấp;
đ) Hướng dẫn việc thực hiện các chính
sách hiện hành về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, quy hoạch, điều động, luân chuyển
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của tỉnh
theo phân cấp quản lý.
e) Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22/12/2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác
dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện.
2. Ban Dân tộc tỉnh
a) Chủ trì, xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo
4 nhóm đối tượng: Đối tượng 1 (Lãnh đạo cấp tỉnh và tương
đương); đối tượng 2 (Lãnh đạo cấp Sở và tương đương); đối tượng 3 (Lãnh đạo cấp
Phòng và tương đương); đối tượng 4 (cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức
vụ lãnh đạo) theo các văn bản, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và phù hợp với tình hình thực
tế của địa phương.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời chủ động đề xuất việc xây dựng,
sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình dự án nhằm phát triển toàn diện
nhanh và bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Trên cơ sở
các văn bản, hướng dẫn của Bộ, Ngành, Trung ương phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nội
vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan
nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách về ưu tiên trong giáo dục và
đào tạo đối với người dân tộc thiểu số; chính sách trợ cấp đối với học sinh,
sinh viên người dân tộc thiểu số; chính sách cử tuyển đối với học sinh là người
dân tộc thiểu số gắn với nhu cầu đào tạo, sử dụng của địa
phương.
b) Đẩy mạnh việc dạy và học tiếng
Thái, tiếng Mông cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh; tăng cường số lượng
và chất lượng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số.
c) Triển khai hiệu quả Nghị định số
82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói,
chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm
giáo dục thường xuyên; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên là
con em đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nội vụ, thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm, theo giai
đoạn, cân đối nguồn ngân sách và báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh phân bố đảm bảo
nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả.
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác liên quan.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Sở Tài chính và các
cơ quan, đơn vị liên quan huy động các nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ, công
chức, viên chức người dân tộc thiểu số nói riêng theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính cân đối, lồng ghép trình UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện các chương
trình, đề án, dự án đầu tư để thực hiện kế hoạch này.
c) Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan kiểm tra, giám sát tình hình bố trí nguồn vốn thực hiện Kế hoạch theo quy
định của pháp luật hiện hành.
6. Đài phát thanh
và Truyền hình, Báo Điện Biên Phủ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến thông tin cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng, số lượng
các buổi phát thanh, truyền hình bằng
tiếng dân tộc. Tuyên truyền nội dung Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
7. Các sở, ban, ngành liên quan và
UBND cấp huyện
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành của
tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố,
trên cơ sở Kế hoạch chung của tỉnh, hàng năm có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của cơ
quan, đơn vị mình gửi Sở Nội vụ trước ngày 15/11 của năm trước năm ban hành Kế hoạch để Sở Nội vụ theo dõi, tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vị trí
việc làm, chỉ tiêu biên chế, điều kiện, yêu cần cụ thể của cơ quan, đơn vị để
tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc tại
cơ quan, đơn vị đảm bảo đạt tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại địa phương.
c) Tổ chức lồng ghép các dự án,
Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với
các đề án, nhiệm vụ trong Kế hoạch này để
triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
d) Theo dõi, kiểm tra giám sát tình
hình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân
tộc trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện.
Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc
triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Kế
hoạch; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem
xét, giải quyết theo quy định./.