Quyết định 915/QĐ-BTTTT năm 2012 về Chương trình hành động của ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 915/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 29/05/2012
Ngày có hiệu lực 29/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Bắc Son
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 915/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 06/NQ-CP NGÀY 07/3/2012 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2011-2016

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định 50/2011/NĐ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 07/03/2012 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, VP.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 06/NQ-CP NGÀY 07/3/2012 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2011-2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 915/QĐ-BTTTT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Cụ thể hóa các nội dung trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

- Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc ngành Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, tập trung triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của toàn Ngành nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

- Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm mà Chương trình đề ra như: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững; tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; phát triển ngành, lĩnh vực; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức; thực hiện tốt công tác thông tin - tuyên truyền mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:

1. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững

Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính công. Thực hiện đổi mới các chính sách chi tiêu công, gắn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm với việc xây dựng kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn. Quản lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán chặt chẽ việc sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước ở các đơn vị sử dụng ngân sách. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý của từng cấp, từng đơn vị; công khai tài chính doanh nghiệp nhà nước.

Tăng cường quản lý giá cả, thị trường dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, công bằng, cạnh tranh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.

Tăng cường công tác phân tích và dự báo vĩ mô. Hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê số liệu phục vụ công tác đánh giá tình hình và xây dựng chính sách phát triển ngành Thông tin và Truyền thông; tăng cường năng lực theo dõi, đánh giá và dự báo để phục vụ công tác xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển Ngành, cũng như cảnh báo kịp thời các tác động với nền kinh tế.

2. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh:

Cùng với việc tiếp tục chuyển đổi cơ cấu, mô hình quản lý và sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực thuộc ngành Thông tin và Truyền thông, trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, cần tập trung đổi mới công tác đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong Ngành.

Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ban hành cơ chế, chính sách để huy động mạnh các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tái cơ cấu các lĩnh vực trong Ngành và phân bố lực lượng sản xuất trên từng vùng lãnh thổ. Tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình cần thiết, cấp bách phải hoàn thành và vốn đối ứng cho các dự án ODA; kiểm soát chặt chẽ, xác định rõ nguồn vốn đối với các dự án, công trình khởi công mới.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Tiến hành phân loại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên cơ sở xác định rõ vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước để thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp quản lý. Cơ cấu lại từng doanh nghiệp nhà nước một cách toàn diện về mô hình tổ chức, quản lý, tài chính, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển, cơ cấu sản phẩm, nguồn nhân lực; hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và người quản lý trong doanh nghiệp có vốn nhà nước theo các quy định mới của Chính phủ, về cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý. Phân định rõ hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp.

[...]