Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2015, định hướng 2020” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 910/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/05/2013
Ngày có hiệu lực 14/05/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 910/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định 119/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ các quy định của Pháp luật hiện hành có liên quan khác;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 233/TTr-STTTT ngày 22 tháng 4 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2015, định hướng 2020” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bưu chính, viễn thông là ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, là công cụ đắc lực phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước, phục vụ nhu cầu của quần chúng nhân dân.

2. Việc phát triển các điểm Bưu điện văn hóa xã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống tinh thần của người dân ở vùng nông thôn, miền núi. Xây dựng điểm Bưu điện văn hóa xã trở thành một thiết chế văn hoá đặc biệt ở nông thôn, góp phần đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay.

3. Điểm Bưu điện văn hóa xã cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt xã đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã cần thực hiện tập trung, thống nhất, đồng bộ và lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới để đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã; cụ thể hóa tiêu chí thứ 8 tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để chỉ đạo phát triển bưu chính, viễn thông thống nhất, đồng bộ với quy hoạch của các ngành trong tỉnh; đảm bảo đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông đạt hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ văn hóa, thông tin, bưu chính, viễn thông và internet công cộng tại vùng nông thôn, miền núi, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015:

- Phấn đấu xây dựng thí điểm 10 mô hình Trung tâm Thông tin và Truyền thông tại cộng đồng làm cơ sở để nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.

- Đầu tư kinh phí, trang cấp các trang thiết bị tại 27 điểm Bưu điện văn hóa xã (trong đó có 10 mô hình Trung tâm thông tin và truyền thông tại cộng đồng) với các chỉ tiêu sau:

+ Phấn đấu nâng tổng số đầu sách phục vụ bình quân/điểm lên: 500 quyển;

+ Phấn đấu nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân tại mỗi điểm Bưu điện văn hóa xã/mỗi ngày từ 10 đến 20 lượt người (gấp 2 đến 5 lần so với hiện tại);

+ Phấn đấu 27 điểm Bưu điện văn hóa xã có đường truyền được kết nối internet và được trang bị 04 bộ máy vi tính PC và đường truyền ADSL để truy cập internet;

[...]