Quyết định 863/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2024

Số hiệu 863/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/03/2020
Ngày có hiệu lực 31/03/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Thiên Định
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 863/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020 - 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 19/TTr-STP ngày 10 tháng 3 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thiên Định

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020 - 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Triển khai thống nhất các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; phòng, chống các rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

b) Đảm bảo tính chủ động, kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tìm hiểu các thông tin pháp luật có liên quan.

b) Đáp ứng kịp thời yêu cầu bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh dành cho người quản lý doanh nghiệp và kỹ năng, nghiệp vụ cho bộ phận pháp chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Giải quyết kịp thời các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.

d) Xác định trách nhiệm cụ thể của các sở, ban, ngành trong việc hỗ trợ pháp lý kịp thời cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.

đ) Giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức và tuân thủ pháp luật để sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh có hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG

[...]