Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 849/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 08/05/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Trần Thị Bích Hằng |
Lĩnh vực | Thương mại,Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 849/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu Kinh tế Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”;
Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 574-TB/TU ngày 23/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các Tờ trình: Số 55/TTr-SLĐTBXH ngày 31/3/2023 và số 69/TTr-SLĐTBXH ngày 20/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng quy định hiện hành của Nhà nước; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trong Đề án ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 849/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu Kinh tế Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”;
Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 574-TB/TU ngày 23/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các Tờ trình: Số 55/TTr-SLĐTBXH ngày 31/3/2023 và số 69/TTr-SLĐTBXH ngày 20/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng quy định hiện hành của Nhà nước; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trong Đề án ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
ĐẨY
MẠNH ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đào tạo lao động có kỹ năng nghề, GDNN của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành và toàn xã hội, đã không ngừng đổi mới và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng và hiệu quả đào tạo được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nhân lực có kỹ năng của doanh nghiệp, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu rõ định hướng phát triển đất nước ta 10 năm tới và các năm tiếp theo là: “Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.
Đồng thời, Đảng ta khẳng định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó yêu cầu:
- Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức đào tạo.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - Đào tạo.
- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức.
- Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội...
Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu: Đến năm 2025 “Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%”; đến năm 2030 “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%”. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 4 tháng 10 hằng năm là ngày kỹ năng lao động Việt Nam và ban hành Chỉ thị riêng về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao để tranh thủ thời cơ dân số vàng, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra một trong ba đột phá phát triển là “Đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống Nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Đây là những cơ sở rất quan trọng để xây dựng Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trọng tâm của Đề án đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: Đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển bền vững và hội nhập quốc gia, quốc tế. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực của tỉnh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm và cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014.
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
- Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình.
- Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
- Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
- Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025.
- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 07/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Chương trình phối hợp số 1425/CTrPH-TCGDNN ngày 14/7/2022 giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG NGHỀ CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2022
Giai đoạn 2016-2022, GDNN của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, GDNN cũng gặp nhiều khó khăn và còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Số liệu cụ thể về GDNN được trình bày trong các Phụ lục kèm theo; trong Đề án này chỉ nêu những nét cơ bản, khái quát nhất, tập trung vào những nội dung sau:
1. Những kết quả đạt được
1.1. Thực hiện luật, cơ chế, chính sách về GDNN
- Các hoạt động của GDNN từ tỉnh đến cơ sở đều được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật về GDNN. Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Chiến lược phát triển dạy nghề được thực hiện trong bối cảnh có sự thay đổi trong tổng thể chủ trương chung của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo và những thay đổi của pháp luật liên quan. Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (năm 2014), đã hình thành được hệ thống GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có quy định 3 cấp trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới; nhiều nội dung mới, mang tính đột phá, tiếp cận với GDNN của các nước tiên tiến trên thế giới đã được quy định trong Luật. Để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, Quốc hội đã ban hành Luật Việc làm (năm 2015) và sau đó là Bộ Luật Lao động (năm 2019) có những quy định về đào tạo nghề, tập nghề trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nội dung có liên quan đến GDNN cũng đã được quy định trong một số văn bản luật pháp khác như: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2020, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật; các Chương trình/Đề án/Chương trình mục tiêu quốc gia...
- Hệ thống các cơ chế, chính sách khá hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động GDNN của tỉnh được thực hiện thuận lợi. Nhiều cơ chế, chính sách cho các nhóm đối tượng người học (bao gồm cả các nhóm đối tượng yếu thế, nhóm đối tượng đặc thù), người dạy, cơ sở GDNN, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động... đã ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn, đến nay công tác quản lý nhà nước về GDNN trên địa bàn tỉnh được thống nhất, tập trung, các hoạt động dạy và học trong các cơ sở GDNN đã thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Các cơ sở GDNN đã chủ động, sáng tạo, có nhiều hình thức trong công tác tuyển sinh học sinh học nghề cho các cấp trình độ đào tạo. Cơ sở vật chất của các cơ sở GDNN được tăng cường đầu tư.
- Chính sách đối với cơ sở GDNN, nhà giáo và học sinh, sinh viên (đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên...) được quan tâm chú trọng và thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước, do đó, năng lực, quy mô, chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN ngày một nâng lên, số lượng học sinh, sinh viên tham gia đào tạo nghề nghiệp trong từng cơ sở tăng qua các năm.
1.2. Về tổ chức quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDNN từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường và năng lực quản lý từng bước được nâng lên. Cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ các trường sư phạm); giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý lĩnh vực GDNN là Phòng Giáo dục nghề nghiệp. Cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về GDNN. Cấp xã, công chức Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về GDNN trên địa bàn.
1.3. Về quy hoạch mạng lưới
Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đa dạng về loại hình và mô hình hoạt động, từng bước đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, tuy nhiên, các trường cao đẳng, trường trung cấp tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Thái Bình (8/9 trường trung cấp và trường cao đẳng). Đến tháng 12 năm 2022, toàn tỉnh có 27 cơ sở GDNN (có 04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp và 18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp), trong đó 8/8 huyện, thành phố có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc. Trong tổng số các cơ sở GDNN có 19 cơ sở công lập và 8 cơ sở tư thục; theo cấp quản lý có 26 cơ sở GDNN do địa phương quản lý.
Ngoài các cơ sở GDNN trên còn có các cơ sở khác tham gia đào tạo nghề nghiệp và các doanh nghiệp cũng tổ chức đào tạo nghề cho người lao động.
(Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chi tiết tại Phụ lục số 01)
1.4. Về tuyển sinh
Giai đoạn 2016-2022, tổng số học sinh, sinh viên được tuyển sinh đào tạo là 95.446 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 5.414 người, trình độ trung cấp 26.207 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 63.825 người. Trong đó: Trình độ cao đẳng là 5,67%, trình độ trung cấp là 27,46%, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 66,87%. Tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau đào tạo bình quân đạt 75%.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đẩy mạnh. Trong 06 năm (2016 - 2021) thực hiện Đề án, toàn tỉnh có trên 17.400 lao động nông thôn được học nghề. Sau khi học nghề, số lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 13.000 người. Gần 9.600 lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề; trên 7.800 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp để tiếp tục làm nghề nông nghiệp. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng lên rõ rệt; đã gắn xây dựng nông thôn mới với giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu lao động sang hướng công nghiệp và dịch vụ; góp phần tăng năng suất lao động ở khu vực nông thôn. Các đối tượng yếu thế (người khuyết tật) cũng được đào tạo nghề thông qua các hoạt động lồng ghép trong Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” với các hình thức và phương thức đa dạng như vừa làm, vừa học, kèm cặp nghề, truyền nghề theo cách “cầm tay chỉ việc”.
(Chi tiết tại Phụ lục số 02)
1.5. Về đào tạo lại cho người lao động
Công tác đào tạo lại cho người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hoặc người lao động trong các doanh nghiệp đang làm việc những ngành nghề công nghệ mới cần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế. Một số doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, tuy nhiên, đối với việc đào tạo lại cho người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp chủ yếu là do các doanh nghiệp tự thực hiện.
1.6. Về đất đai, phòng học lý thuyết và xưởng thực hành
- Về đất đai: Trong số 27 cơ sở GDNN, có 06 cơ sở không đạt tiêu chuẩn về diện tích đất tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ, cụ thể: Còn 01 trường cao đẳng chưa đạt được diện tích tối thiểu là 20.000 m2; 03 trường trung cấp chưa đạt diện tích tối thiểu là 10.000 m2; có 05 trung tâm giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được diện tích tối thiểu là 1.000 m2.
Trong tổng số các cơ sở GDNN có 03 cơ sở chưa được cấp đất (do nhiều năm không hoạt động hoặc do mới chuyển đổi chủ sở hữu); 05 cơ sở thuộc hội đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị khó xác định cụ thể được diện tích đất do trụ sở các đơn vị này nằm trong trụ sở của doanh nghiệp hay cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
- Xưởng thực hành và phòng học lý thuyết:
+ Tổng số xưởng thực hành là 200 xưởng với tổng diện tích là 27.445 m2.
+ Tổng số phòng học lý thuyết là 361 phòng với tổng diện tích là 19.642 m2.
Đa số các cơ sở GDNN công lập đảm bảo về phòng học lý thuyết và xưởng thực hành để tổ chức đào tạo đối với những nghề đang đào tạo, đặc biệt có một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện được đầu tư về cơ sở vật chất, phòng học lý thuyết và xưởng thực hành bảo đảm khang trang, hiện đại.
(Chi tiết tại Phụ lục số 03)
1.7. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN
- Tổng số nhà giáo trong các cơ sở GDNN là 358 người, trong đó:
+ Các trường cao đẳng: Tổng số nhà giáo là 161 người.
Nhà giáo có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao (96,27%); đạt chuẩn dạy trình độ cao đẳng chiếm 100%; nghiệp vụ sư phạm chuẩn đạt 100%; trình độ tiếng Anh bậc 1, 2, bậc 3 trở lên chiếm 100%; trình độ tin học cơ bản, nâng cao chiếm 100%.
+ Các trường trung cấp: Tổng số nhà giáo là 87 người.
Nhà giáo có trình độ đại học đạt tỷ lệ 89,65%; đạt chuẩn dạy trình độ trung cấp, sơ cấp đạt 100%; nghiệp vụ sư phạm chuẩn đạt 100%; trình độ tiếng Anh bậc 1, 2, bậc 3 trở lên chiếm 100%; trình độ tin học cơ bản, nâng cao chiếm 100%.
+ Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Tổng số nhà giáo là: 110 người.
Nhà giáo có trình độ đại học trở lên đạt 69,09%; đạt chuẩn dạy trình độ sơ cấp chiếm 71,81%; nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn chiếm 71,81%; trình độ tiếng Anh bậc 1, 2 chiếm 79,09%; trình độ tin học cơ bản chiếm 79,09%.
Với đội ngũ nhà giáo GDNN trên đủ để thực hiện công tác giảng dạy các nghề đã được đầu tư thiết bị và đang tổ chức đào tạo trong các cơ sở GDNN.
(Chi tiết tại Phụ lục số 04)
- Cán bộ quản lý: Tổng số cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở GDNN là 142 người, trong đó cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng là 57 người; trường trung cấp là 48 người; trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 31 người; cơ sở khác 06 người. Về trình độ đào tạo của cán bộ quản lý: Số cán bộ quản lý có trình độ trên đại học là 57 người; trình độ đại học là 82 người; trình độ khác là 03 người.
1.8. Về chương trình, giáo trình đào tạo
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, trong đó có sự đổi mới về mục tiêu đào tạo, lấy người học làm trung tâm; nội dung dạy học được cải tiến, phù hợp theo hướng tăng thời lượng thực hành; quan tâm nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới hình thức đào tạo nghề nghiệp theo hướng tích hợp kỹ năng thực hành; triển khai mô hình đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo ngắn hạn, đào tạo nghề gắn với truyền nghề cho người lao động.
Chương trình dạy nghề được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, bằng sự phân tích nghề, phân tích công việc theo vị trí việc làm tương ứng với các nhiệm vụ và công việc của ngành, nghề, với sự tham gia của doanh nghiệp. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo mô đun tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và thái độ nghề nghiệp..., đảm bảo sự liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo. Nhìn chung các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.9. Các nghề đã đầu tư thiết bị và đang tổ chức đào tạo
- Trình độ cao đẳng gồm 17 nghề: May thời trang, Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin, Tin học văn phòng, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Quản lý văn hóa, Thanh nhạc, Diễn viên sân khấu kịch hát, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương tây, Sư phạm âm nhạc, Khoa học thư viện, Sư phạm mỹ thuật.
- Trình độ trung cấp gồm 30 nghề: May thời trang, Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp, Điện tử dân dụng, Kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí, Cắt gọt kim loại, Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, Tin học văn phòng, Hàn, Điện dân dụng, Kỹ thuật xây dựng, Điện nước, Sửa chữa máy tính, Công nghệ ô tô, Điều dưỡng, Biểu diễn nghệ thuật chèo, Thanh nhạc, Nhạc cụ Organ, Thiết kế đồ họa, Hướng dẫn du lịch, Thư viện, Hội họa, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cốt thép hàn, Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản lý đất đai.
- Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng gồm trên 30 nghề với các nhóm nghề: Nhóm các nghề Nông nghiệp; nhóm các nghề Phi nông nghiệp; nhóm các nghề Thủ công, Mỹ nghệ; nghề Lái xe các hạng.
- Theo Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 06 trường trung cấp, trường cao đẳng công lập của tỉnh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đầu tư, gồm 16 nghề (trong đó có 01 nghề được đầu tư cấp độ quốc tế, 01 nghề được đầu tư cấp độ khu vực ASEAN và 14 nghề cấp độ quốc gia). Tuy nhiên, đến năm 2022 mới chỉ có 07 nghề cấp độ quốc gia được hỗ trợ đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị đào tạo.
Có thể nói giai đoạn 2016-2022, đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng được với những nghề hiện tại đang được tổ chức đào tạo. Các cơ sở GDNN đã tích cực và có nhiều đổi mới trong công tác tư vấn nghề nghiệp, tuyển sinh học sinh, sinh viên vào GDNN. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề không ngừng tăng qua các năm, học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 75% góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của tỉnh. Đầu tư cho GDNN được quan tâm; cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề được đầu tư từng bước đáp ứng được việc tăng quy mô và chất lượng đào tạo. Việc tổ chức thực hiện liên kết, liên thông giữa các trình độ đào tạo của các cơ sở GDNN trong tỉnh và ngoài tỉnh, phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo cũng như giải quyết việc làm sau đào tạo được chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo được quan tâm thực hiện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; GDNN đã từng bước chuyển đổi theo hướng cầu của thị trường lao động, gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
Mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên GDNN của tỉnh thời gian qua còn tồn tại, hạn chế chủ yếu là:
2.1.1. Về thực hiện thể chế, cơ chế chính sách
Thể chế về GDNN chưa có sự đồng bộ giữa các luật có liên quan, nhất là giữa Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Việc làm; giữa Luật Giáo dục nghề nghiệp với Luật Giáo dục. Luật Giáo dục nghề nghiệp đã xác định cơ cấu hệ thống gồm 3 cấp trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia, khung kỹ năng nghề quốc gia và yêu cầu của thị trường lao động đã bộc lộ những bất cập, nên thực hiện gặp khó khăn nhất định.
Các chính sách đối với GDNN (chính sách đối với cơ sở GDNN, chính sách đối với nhà giáo, chính sách đối với người học) tỉnh đang thực hiện đúng, đủ theo quy định; tuy nhiên, tỉnh chưa có cơ chế, chính sách riêng về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2.1.2. Về quản lý nhà nước và quản lý, quản trị nhà trường
- Quản lý nhà nước về GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sang quản trị nhà nước hiện đại, nhất là trong quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo. Thể chế, quy định pháp luật GDNN chưa đáp ứng yêu cầu mới về chuyển đổi số, đẩy mạnh tự chủ, gắn kết doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cấp huyện và cấp xã hạn chế về chuyên môn quản lý, không phải là cán bộ quản lý chuyên trách, đội ngũ này phải phụ trách nhiều lĩnh vực của ngành nên việc tập trung cho công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế.
- Một số cơ chế, chính sách đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh hoặc thiếu tính khả thi, do đó chưa thực sự tạo động lực để phát triển GDNN cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước chưa ban hành được danh mục ngành nghề bắt buộc phải qua đào tạo.
- Xây dựng chỉ tiêu thống kê, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về GDNN và thị trường lao động chưa có hoặc chưa đồng bộ, chưa tính đến xu hướng phát triển nền kinh tế, các cuộc cách mạng trong công nghiệp và hội nhập quốc tế về GDNN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về GDNN và hoạt động đào tạo của các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Cơ sở GDNN nhiều nhưng còn chồng chéo và trùng lặp ngành nghề đào tạo; năng lực hội nhập hạn chế; quy mô đào tạo của các cơ sở GDNN chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng nhân lực có kỹ năng nghề của tỉnh, quốc gia, cụ thể:
+ Với các nghề hiện tại các cơ sở GDNN trên địa bàn đào tạo mới chỉ đáp ứng với những nghề phổ biến đang được các doanh nghiệp tổ chức sản xuất; các nghề mang tính chiến lược, mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng, chế biến nông, thủy sản... hiện tại chưa có cơ sở nào tổ chức đào tạo; đồng thời, chưa có cơ sở GDNN nào tổ chức đào tạo theo chương trình chất lượng cao.
+ Các cơ sở GDNN tư thục và các trung tâm dạy nghề công lập (thuộc các hội, đoàn thể) số lượng giáo viên cơ hữu ít, quy mô đào tạo nhỏ, số lượng các nghề đào tạo chưa đa dạng (chủ yếu tập trung vào đào tạo nghề May công nghiệp trình độ sơ cấp), đầu tư về cơ sở vật chất còn manh mún chưa đáp ứng được với yêu cầu. Một số trung tâm thời gian qua không tổ chức hoạt động đào tạo nghề nghiệp (Trung tâm dạy nghề Nam Thái, Trung tâm dạy nghề 297 Lý Bôn, Trung tâm dạy nghề Nguyễn Công Trứ). Hai trường trung cấp tư thục (Trường Trung cấp tư thục Việt Đức, Trường Trung cấp công nghệ quốc tế) đang được các tổ chức, cá nhân đầu tư đưa vào hoạt động trở lại. Kết quả tuyển sinh học nghề của tỉnh chủ yếu là được tuyển sinh bởi hệ thống các trường công lập.
- Một số chỉ tiêu và các nội dung trong các giải pháp phát triển dạy nghề chưa đạt kết quả; chưa có các cơ chế, chính sách, chế tài để doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề...) cũng như cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm, các chế độ của người lao động cho các cơ sở GDNN. Chưa hình thành được các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề; công tác đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động còn hạn chế.
2.1.3. Về hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng GDNN
- Quy mô đào tạo tăng nhưng cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa hợp lý so với cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của tỉnh.
- Chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao để tham gia thực hiện thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài...
- Công tác giáo dục toàn diện trong cơ sở GDNN chưa được chú trọng. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cơ sở GDNN còn yếu về ngoại ngữ, kỹ năng số và các kỹ năng mềm (như tác phong công nghiệp, kỹ năng hành vi, khả năng làm việc theo tổ, nhóm, kỹ năng sáng tạo và đặc biệt là kỹ năng làm việc trong môi trường không biên giới và đa văn hóa...). Hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý học sinh, sinh viên chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Đội ngũ quản lý học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN còn thiếu, năng lực hạn chế và chưa chuyên nghiệp.
- Chương trình, giáo trình đào tạo còn chưa thường xuyên cập nhật các công nghệ mới theo chương trình đào tạo của khu vực và quốc tế. Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ tập trung vào đào tạo những nghề sẵn có và có truyền thống từ trước; việc du nhập, đầu tư cho những nghề mới chưa được quan tâm chú trọng.
- Việc đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo thích ứng cho lao động trong doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo kỹ năng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài còn hạn chế.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng và việc xây dựng, ban hành các chuẩn trong hệ thống GDNN chưa đồng bộ; tính linh hoạt của chương trình đào tạo chưa cao; các cơ sở GDNN chủ yếu đào tạo theo theo niên chế, năng lực các cơ sở GDNN trong triển khai phương pháp đào tạo theo mô đun, tín chỉ để tạo điều kiện liên thông còn hạn chế; phương pháp đào tạo có cải thiện nhưng về cơ bản chưa hiện đại, năng lực ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế. Hệ thống quản lý chất lượng của đa số các sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động quản trị của nhiều cơ sở GDNN còn kém hiệu quả.
- Một bộ phận đội ngũ nhà giáo còn thiếu về kỹ năng nghề, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành), tin học, cập nhật khoa học, công nghệ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
- Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng GDNN còn hạn chế, bất cập; đa số cơ sở GDNN chưa được kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định.
- Số nghề thuộc lĩnh vực công nghệ ít và ngày càng giảm, có 03 trường cao đẳng, trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng các nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ; 02 trường cao đẳng chuyên đào tạo các nghề lĩnh vực y tế, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và lĩnh vực khác; 01 trường trung cấp chuyên đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2018, Trường Cao đẳng nghề số 19 thuộc Bộ Quốc phòng không tổ chức đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng, chỉ tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đến nay đã giải thể theo Quyết định số 1259/QĐ-LĐTBXH ngày 15/12/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hơn nữa, có sự mất cân đối về nghề được đào tạo trong các lĩnh vực, trong tổng số các nghề đào tạo trình độ cao đẳng (17 nghề) chỉ có 06 nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ (nếu tính từ năm 2018 trở lại đây chỉ còn 05 nghề); chỉ có 16 nghề trong tổng số các nghề đào tạo trình độ trung cấp (27 nghề) thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ (nếu tính từ năm 2018 trở lại đây số nghề đào tạo trình độ trung cấp thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ chỉ còn 08 nghề).
2.1.4. Về gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp
- Gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN chưa thực sự chặt chẽ, tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với cơ sở GDNN hoặc tham gia hoạt động GDNN còn thấp; chưa làm rõ được lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Chưa định hình được mô hình và chưa có cơ chế hợp tác, khuyến khích doanh nghiệp tham gia phù hợp, thiết thực gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.
- Chưa có cơ chế, chính sách đối với việc đào tạo người dạy trong các doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ người dạy trong các doanh nghiệp chưa được chú trọng, chưa có những quy định về công nhận trình độ chuyên môn và kỹ năng tương đương để huy động nhiều công nhân, kỹ thuật viên của các doanh nghiệp tham gia vào GDNN, do đó, chưa huy động được người dạy trong các doanh nghiệp tham gia vào việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp. Các cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở GDNN còn thiếu kiến thức về gắn kết với doanh nghiệp, chủ yếu dựa vào quan hệ, kinh nghiệm thực tiễn.
2.1.5. Về phát triển kỹ năng nghề
- Chưa chú trọng đúng mức tới việc hình thành kỹ năng nghề ban đầu cho học sinh, sinh viên trong cơ sở GDNN; các cơ sở GDNN chưa quan tâm đúng mức đến phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thích ứng.
- Chưa có trung tâm đánh giá kỹ năng cho lao động, người học thuộc tỉnh, chưa có trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề theo quy định trong Chiến lược dạy nghề.
- Kỹ năng nghề nghiệp cũng như trình độ tin học và ngoại ngữ của các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ đáp ứng một phần so với yêu cầu. Thiếu chuyên gia, lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia học trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng còn thấp so với tổng số học sinh, sinh viên được tuyển sinh đào tạo, chủ yếu là tuyển sinh trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng với yêu cầu; trình độ kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên còn hạn chế; tác phong nghề nghiệp và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học chưa được học sinh, sinh viên coi trọng, do đó, năng lực thích ứng thị trường lao động trong cơ chế kinh tế hội nhập của học viên còn hạn chế.
2.1.6. Về nguồn lực cho GDNN
- Nguồn lực đầu tư cho GDNN còn ở mức thấp, ngân sách đầu tư cho GDNN những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chưa thu hút được sự đầu tư từ khối tư nhân; cơ chế đầu tư chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Chưa huy động được nguồn vốn ODA cho GDNN của tỉnh.
2.1.7. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy
Cơ sở vật chất của các cơ sở GDNN mới chỉ đảm bảo các điều kiện cơ bản phục vụ học tập của học viên như: Giảng đường, xưởng thực hành, phòng học lý thuyết. Còn lại các điều kiện khác phục vụ cho sinh hoạt, học tập, rèn luyện thể chất của học viên như: Thư viện, nhà ăn, căng tin, khu nội trú, ký túc xá, sân bãi tập thể dục thể thao chỉ có ở một số cơ sở công lập. Các trang thiết bị dạy nghề đã được các cơ sở GDNN quan tâm đầu tư, tuy nhiên, nhiều nghề mới chỉ đáp ứng được danh mục các thiết bị cơ bản.
2.1.8. Một số hạn chế khác
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở GDNN còn hạn chế, manh mún, chưa phát huy được vai trò, nhiệm vụ được giao. Hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo mới được triển khai, chưa đa dạng và chưa có hình thức hỗ trợ phù hợp.
- Công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở vào học nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị khóa X và trong Chiến lược phát triển dạy nghề; hoạt động tư vấn hướng nghiệp hiệu quả chưa cao.
- Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về GDNN, năng lực hội nhập của các cơ sở GDNN chưa cao, còn khoảng cách xa với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Học sinh, sinh viên chủ yếu được trang bị kiến thức nặng về lý thuyết ít được thực hành, do đó khi làm việc thực tế tại doanh nghiệp người lao động gặp không ít khó khăn do thiếu hụt kỹ năng thực hành và kỹ năng “mềm”, người lao động chủ yếu có được các kỹ năng “mềm” thông qua tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống, thực tế này dẫn đến tình trạng người học khi tốt nghiệp ra trường mặc dù tích lũy được nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc thực hành cụ thể...
- Đa số các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định, từ đó thiếu cơ sở khẳng định chất lượng đào tạo cũng như kiểm định dạy nghề.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi lực lượng lao động lớn có trình độ kỹ năng nghề nghiệp.
- Các văn bản quy định về lĩnh vực GDNN chưa đồng bộ, kịp thời còn chồng chéo nên thực hiện tại cơ sở gặp khó khăn.
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cơ sở GDNN, doanh nghiệp và cộng đồng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GDNN, đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn phổ biến trong xã hội.
- Do đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đặc biệt là đào tạo kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên.
- Chưa có cơ chế quy định cụ thể trong việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động. Hành lang pháp lý cho việc thực hiện tự chủ của cơ sở GDNN chưa tạo được sự thống nhất và đồng bộ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự và tài chính.
- Hình thức tuyển sinh mở của các trường đại học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh đào tạo của các cơ sở GDNN.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa có chiều sâu và chưa đa dạng, hiệu quả chưa cao, chưa huy động được doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào hoạt động này.
- Chưa dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực sát với thị trường lao động để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước; công tác dự báo cầu lao động, dự báo kỹ năng lao động còn nhiều bất cập; chưa xây dựng được phương pháp dự báo và công cụ dự báo phù hợp với điều kiện của tỉnh. Chưa thực hiện được việc rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của người học nghề sau đào tạo.
- Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh của tỉnh để thúc đẩy đào tạo lao động chất lượng cao.
- Việc phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan có chức năng dịch vụ việc làm trong tuyển dụng cung ứng lao động chưa thực sự hiệu quả; công tác tổ chức cho lao động đã qua đào tạo nghề để tham gia thị trường lao động ngoài nước còn hạn chế.
- Việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập; cán bộ quản lý GDNN cấp huyện và cấp xã vừa thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn quản lý, không phải là cán bộ quản lý chuyên trách, đội ngũ này phải phụ trách nhiều lĩnh vực của ngành nên việc tập trung cho công tác quản lý nhà nước về GDNN còn hạn chế.
- Công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học nghề còn hạn chế, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học trình độ trung cấp và cao đẳng còn thấp.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở GDNN để đáp ứng theo yêu cầu đảm bảo chất lượng còn thấp.
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG NGHỀ
1. Một số lĩnh vực thu hút đầu tư chính của tỉnh
Ưu tiên phát triển các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm; thiết bị điện, điện tử; công nghiệp hỗ trợ, công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học... Đối với ngành cơ khí: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành cơ khí phục vụ công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp. Ngành điện tử, Công nghệ thông tin: Thu hút các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử chất lượng cao để tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. Nông nghiệp hữu cơ, Chế biến thực phẩm, Du lịch nông nghiệp nông thôn, Công nghệ chế biến, Công nghiệp y dược, Công nghiệp sạch, Năng lượng tái tạo, Logistic, Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng ngập mặn ven biển... (1)
2. Một số định hướng ngành, lĩnh vực
- Định hướng một số ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển đến năm 2025 (2).
+ Ngành cơ khí chế tạo: Ưu tiên phát triển các ngành chế tạo máy cơ giới nông nghiệp, đóng tàu công suất vừa và nhỏ; sản xuất xe khách, xe tải và thiết bị ô tô.
+ Ngành chế biến nông sản, thực phẩm: Chủ yếu tập trung chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và từ các tỉnh lân cận; thu hút đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo quản.
+ Ngành thiết bị điện, điện tử: Ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện gia dụng, điện tử viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính, điện thoại di động.
+ Ngành năng lượng: Phát triển trở thành trung tâm điện lực của miền Bắc. Duy trì điện than để ổn định hệ thống; phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo (tập trung vào phát triển điện khí LNG, điện gió, điện mặt trời áp mái).
+ Ngành công nghiệp công nghệ cao: Phát triển ngành công nghệ hóa phẩm và sinh học phục vụ nông nghiệp.
+ Ngành dệt may, da giầy: Nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành dệt may. Tập trung các sản phẩm là phụ liệu phục vụ sản xuất.
+ Ngành vật liệu xây dựng: Ưu tiên phát triển sứ vệ sinh, gạch ốp lát và vật liệu mới.
+ Ngành công nghiệp hỗ trợ: Tập trung sản xuất phục vụ ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử; trong đó ưu tiên sản xuất phụ tùng, linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, tàu thủy, máy CNC và linh kiện điện tử phục vụ lắp ráp trong nước và xuất khẩu (chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển, và các chi tiết cao su, nhựa).
- Định hướng một số ngành, lĩnh vực phát triển đến năm 2030 (3).
+ Thu hút các dự án sản xuất máy móc thiết bị cho ngành dệt may - da giầy; sản xuất nông - lâm nghiệp; chế biến thủy hải sản, thực phẩm; ngành y tế; ngành đóng và sửa chữa tàu thủy; lắp ráp ô tô. Tập trung cho các dự án sản xuất thiết bị cơ điện tử; máy móc CNC; dây chuyền tự động hóa; máy móc, thiết bị cơ giới nông nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản; thiết bị chuyên dụng ngành chăm sóc sức khỏe; ngành du lịch; ngành công nghiệp môi trường; ngành công nghiệp năng lượng.
+ Thu hút các dự án sản xuất thực phẩm chức năng và chế biến thủy, hải sản ứng dụng công nghệ sinh học.
+ Đầu tư vào ngành hóa dược, hóa mỹ phẩm; thu hút FDI ngành hóa chất, tiến tới phát triển ngành công nghệ sinh học.
+ Thu hút các dự án đầu tư sản xuất linh kiện, phụ kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trong các lĩnh vực chế tạo thiết bị điện tử. Chế tạo vật liệu ứng dụng trong công nghiệp điện tử: Vật liệu và linh kiện quang - điện tử phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hóa. Hợp tác phát triển phần mềm điều khiển, phần mềm phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao.
+ Đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất.
3. Nhu cầu đào tạo các lĩnh vực chủ yếu và dự báo ngành nghề đào tạo đến năm 2025 và năm 2030
- Khảo sát 120 doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp và Khu kinh tế Thái Bình và nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, văn hóa thể thao du lịch, đến năm 2025 và đến năm 2030, cụ thể (4):
+ Tổng số nhu cầu đào tạo lao động đến năm 2025 là 78.839 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 21.271 người, trình độ trung cấp 14.201 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 30.441 người, lao động phổ thông 12.926 người.
+ Tổng số nhu cầu đào tạo lao động đến năm 2030 là 82.161 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 24.115 người, trình độ trung cấp 18.652 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 19.522 người, lao động phổ thông 19.872 người.
(Chi tiết tại Phụ lục số 05)
4. Danh mục nghề khuyến khích đào tạo và đào tạo theo chương trình chất Iượng cao
Dự kiến đến năm 2025 có 11 nghề, đến năm 2030 có 15 nghề khuyến khích đào tạo và đào tạo theo chương trình chất lượng cao.
(Chi tiết tại Phụ lục số 06, Phụ lục số 07)
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đào tạo nhân lực là cấp bách và cần thiết, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
2. Đào tạo nghề nghiệp phải gắn với nhu cầu phát triển và đáp ứng với nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp, nhu cầu học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người học, người lao động.
3. Hỗ trợ, ưu tiên đầu tư ngân sách cho GDNN; nhà nước tập trung định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN để các cơ sở GDNN định hình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
4. Đào tạo nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu về lao động hiện tại và yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai.
5. Hệ thống cơ sở GDNN chuyển đổi theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, kết quả đầu ra...đổi mới, hiện đại, mở và linh hoạt.
Xây dựng các mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển lao động có kỹ năng nghề, nhất là lao động có tay nghề cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, gắn kết nhiệm vụ GDNN với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDNN. Củng cố mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh, đa dạng về loại hình đào tạo và trình độ đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo các cấp trình độ trong GDNN.
1. Đến năm 2025
- Nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình thành trường chất lượng cao. Thu hút đầu tư 02 đến 03 trường nghề tư thục.
- 30% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.
- 40% các trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.
- Thu hút 30-40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho 20% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 40%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 25% trở lên.
2. Đến năm 2030
- Nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Thái Bình thành trường chất lượng cao.
- Thu hút đầu tư 03 trường nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, trong đó có 01 trường chất lượng cao có vốn đầu tư nước ngoài hoặc trường tư thục chất lượng cao trong Khu kinh tế Thái Bình; 100% trường trung cấp, trường cao đẳng công lập thực hiện tự chủ chi thường xuyên.
- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.
- 100% các trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.
- Thu hút 50-55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho 50% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 60%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.
1. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNN và phát triển kỹ năng
- Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, nhà giáo GDNN và người dạy:
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn, chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả. Tiến tới tất cả các giáo viên dạy trình độ trung cấp, giảng viên dạy trình độ cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm và giảng dạy tích hợp. Giảng viên ở các trường cao đẳng chất lượng cao, giảng viên giảng dạy các ngành, nghề được đầu tư trọng điểm phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc trình độ đào tạo để giảng dạy thực hành.
+ Thực hiện rà soát, chuẩn hóa; đánh giá, sắp xếp đội ngũ; định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề, chuyển đổi số, tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới và kỹ năng mềm...).
+ Phát triển đội ngũ người dạy trong các doanh nghiệp, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, cập nhật những kiến thức mới về GDNN; bồi dưỡng nghiệp vụ và công nhận trình độ và kỹ năng tương đương cho người dạy tại doanh nghiệp để huy động tham gia đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội.
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; kỹ năng quản trị nhà trường hiện đại ở trong và ngoài nước; đồng thời rà soát, đánh giá, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GDNN.
- Phát triển chương trình, học liệu và phương pháp đào tạo:
+ Phát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, mở, linh hoạt với sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp, trên cơ sở phân tích, dự báo nhu cầu kỹ năng, năng lực hành nghề và việc làm của thị trường lao động và trên cơ sở chuẩn “đầu ra”, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Khuyến khích các cơ sở GDNN hợp tác với cơ sở GDNN trong nước, các cơ sở giáo dục chất lượng ở nước ngoài liên kết đào tạo nghề, xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến.
+ Xây dựng học liệu số, mô phỏng hóa các bài giảng, các thiết bị giảng dạy, thư viện số; thực hiện chia sẻ tài nguyên trong toàn bộ hệ thống, gắn với sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả.
+ Đổi mới phương pháp đào tạo với phương châm “lấy người học làm trung tâm, giảng viên là người hỗ trợ, giám sát”, theo hướng hiện đại. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học đa dạng, linh hoạt, cá nhân hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số trong đào tạo; đào tạo theo tiếp cận năng lực. Đánh giá và công nhận tốt nghiệp GDNN trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với hướng phân tầng chất lượng (trường chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm, nghề mới, ngành nghề công nghệ cao...); sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp.
- Phát triển hoạt động kỹ năng nghề cho người học, người lao động và hoạt động đánh giá kỹ năng nghề theo hướng chuẩn hóa, trên cơ sở khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Triển khai các hoạt động nâng cao kỹ năng cho người học và người lao động, chú trọng trang bị các kỹ năng mới trong môi trường làm việc 4.0, bao gồm các kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng số.... Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp không thấp hơn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
- Kiểm định chất lượng GDNN: Các cơ sở GDNN đánh giá các hoạt động nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng GDNN và giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về chất lượng đào tạo của cơ sở mình. Tổ chức có chức năng kiểm định chất lượng GDNN sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định về chương trình đào tạo và chất lượng GDNN đối với cơ sở GDNN.
2. Thực hiện cơ chế tự chủ các cơ sở GDNN công lập
- Tạo động lực và phát huy khả năng tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, vai trò người đứng đầu trong các cơ sở GDNN. Đẩy mạnh tự chủ đối với cơ sở GDNN công lập. Tăng cường nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết và cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho GDNN; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng và số lượng đầu ra của các cơ sở GDNN.
- Các cơ sở GDNN công lập, tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đầu tư kinh phí dựa trên hiệu quả hoạt động GDNN; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, mức hỗ trợ ngân sách và mức cấp bù học phí tối đa bằng mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp theo quy định hiện hành. Tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ; mở các ngành, nghề và xác định quy mô đào tạo; các hoạt động tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học; cung cấp dịch vụ GDNN; các hoạt động đào tạo nghề nghiệp khác.
3. Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai các hoạt động GDNN trên môi trường số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận GDNN tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo.
- Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN và các cơ sở GDNN. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo. Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ trong GDNN.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở GDNN. Khảo sát, tìm hiểu, xác định nhu cầu đào tạo thực tế; xác định năng lực của từng nhà giáo; lập hồ sơ thiếu hụt của từng nhà giáo so với quy định để bổ sung sự thiếu hụt của từng nhà giáo so với chuẩn; đánh giá theo quy định. Lập kế hoạch đào tạo cho từng năm để tổ chức thực hiện. Đào tạo nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; phát triển học liệu số cho nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở GDNN.
4. Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại cơ sở GDNN
Sắp xếp theo hướng tinh gọn, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nhất là nhân lực chất lượng cao, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp, đặc biệt ưu tiên đầu tư trường tư thục chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục cho phép hoạt động các cơ sở GDNN đủ điều kiện theo quy định, giải thể cơ sở GDNN không đủ điều kiện. Tổ chức kiểm tra điều kiện tổ chức đào tạo của các cơ sở GDNN tư thục, các cơ sở thuộc hội, đoàn thể..., bao gồm: Trường Trung cấp công nghệ quốc tế, Trường Trung cấp nghề tư thục Việt Đức, Trung tâm dạy nghề Thăng Long, Trung tâm dạy nghề Nguyễn Công Trứ, Trung tâm dạy nghề tư thục Duy Toàn, Trung tâm dạy nghề Dân lập 27/7 Kiến Xương, Trung tâm dạy nghề Nam Thái, Trung tâm dạy nghề tư thục 297 Lý Bôn; Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Trung tâm Dạy nghề và Chuyển giao khoa học công nghệ trực thuộc trường Đại học Thái Bình, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, Trung tâm dạy nghề Hội người mù tỉnh, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân.
5. Ban hành một số cơ chế chính sách của tỉnh
- Hỗ trợ các trường trung cấp, trường cao đẳng công lập kinh phí đầu tư (cơ sở vật chất; trang thiết bị đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình) để đào tạo chương trình chất lượng cao các nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo, bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp công lập của tỉnh đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn ngành, nghề trọng điểm.
- Xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo lao động có kỹ năng nghề và hỗ trợ đào tạo nhân lực theo chương trình chất lượng cao.
+ Chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Thái Bình, học hệ chính quy trình độ trung cấp hoặc trình độ cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh, thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo. Học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Thái Bình học tiếp lên trình độ trung cấp kết hợp học văn hóa trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực theo chương trình chất lượng cao thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo: Học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Bình; học hệ chính quy theo chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tại các trường trung cấp, trường cao đẳng của tỉnh (theo quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các quy định của pháp luật có liên quan).
- Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Chính phủ.
6. Gắn kết giữa các cơ sở GDNN và giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp
6.1. Gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp
Xây dựng cơ chế hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong các hoạt động GDNN trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội; gắn kết GDNN với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Chủ động ký hợp đồng liên kết đào tạo với cơ sở GDNN; phối hợp với cơ sở GDNN trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo, xây dựng thời khóa biểu, xây dựng dự toán kinh phí cho từng lớp học, bố trí lịch giảng dạy cho giáo viên, tổ chức thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; bố trí về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo viên của doanh nghiệp (nếu có) tham gia giảng dạy lớp học; trả tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp (nếu có).
+ Được thanh toán kinh phí khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chi phí điện, nước; tiền lương theo quy định cho nhà giáo, người tham gia quản lý lớp học của đơn vị; chi phí nguyên, nhiên vật liệu phục vụ trong quá trình đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và các chi phí khác nếu có trong thời gian tổ chức đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp (Doanh nghiệp và cơ sở GDNN thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng liên kết đào tạo); sử dụng lao động đã qua đào tạo (do doanh nghiệp và cơ sở GDNN liên kết đào tạo) theo quy định để tham gia lao động, sản xuất tại doanh nghiệp.
- Đối với cơ sở GDNN.
+ Phối hợp và ký hợp đồng liên kết đào tạo với doanh nghiệp; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp; thu học phí hoặc thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên tham gia đào tạo theo quy định.
+ Chủ trì, tổ chức đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên; xây dựng kế hoạch đào tạo; quyết định mở lớp, chương trình, giáo trình; xây dựng thời khóa biểu, dự toán kinh phí cho từng lớp học. Chi trả tiền lương, tiền công cho nhà giáo tham gia giảng dạy lớp học; bố trí lịch giảng dạy cho các nhà giáo; tổ chức thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp. Cấp bằng, chứng chỉ đào tạo cho người học sau khi tốt nghiệp theo quy định.
+ Chi trả cho doanh nghiệp: Kinh phí khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chi phí điện, nước; tiền lương theo quy định cho nhà giáo, người tham gia quản lý lớp học của doanh nghiệp; chi phí nguyên, nhiên vật liệu phục vụ trong quá trình đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và các chi phí khác (nếu có).
6.2. Gắn kết giữa các cơ sở GDNN
Liên kết giữa các cơ sở GDNN trong đào tạo nghề cho người lao động: Tổ chức thực hiện liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh; giữa các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh với các cơ sở GDNN ngoài tỉnh và các cơ sở đào tạo nước ngoài để đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là những nghề các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh chưa có đủ điều kiện tổ chức đào tạo với hình thức liên kết phối hợp đào tạo và liên kết đặt lớp đào tạo. Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo tham gia giảng dạy chương trình đào tạo tùy thuộc vào điều kiện và hình thức liên kết đào tạo. Đơn vị chủ trì liên kết đào tạo chủ trì, phối hợp với đơn vị liên kết đào tạo chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để tổ chức đào tạo theo các hình thức liên kết bảo đảm chất lượng đào tạo; chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức liên kết đào tạo.
7. Tạo nguồn lao động đã qua đào tạo cung ứng cho doanh nghiệp
- Phân luồng học sinh: Đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục với các cơ sở GDNN trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở GDNN để phát triển số lượng học sinh chuyển sang học nghề tạo nguồn lao động cung ứng cho doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh phổ thông. Hình thành bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục phổ thông. Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp tinh giản, hiện đại, thiết thực phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng vào kiến thức thực tiễn. Đa dạng các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở GDNN, chính sách đối với người học các trình độ GDNN, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông.
- Kết nối giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và cơ sở có chức năng dịch vụ việc làm: Xây dựng Sàn giao dịch việc làm trực tuyến (thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm); tổ chức các Hội chợ việc làm trong đó có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và lao động các cấp, cơ quan quản lý về các lĩnh vực liên quan của tỉnh, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và cơ quan có chức năng dịch vụ việc làm.
- Đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo:
+ Tổ chức đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo thực hiện khi người sử dụng lao động thực sự có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp và cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo quyết định đào tạo ngành, nghề, số lượng học sinh cần đào tạo.
+ Mức chi phí đào tạo cho từng ngành, nghề và mức hỗ trợ chi phí đào tạo cụ thể do cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo các cấp trình độ GDNN phê duyệt phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế, không thấp hơn mức chi phí đào tạo tối thiểu cho từng nhóm ngành, nghề đào tạo theo quy định của Nhà nước.
+ Cơ sở đào tạo đảm bảo đủ các yêu cầu quy định (có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đúng ngành, nghề tham gia nhận đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo; có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn theo quy định, phù hợp để đào tạo ngành, nghề được đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo; có số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo ngành, nghề theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy của những ngành, nghề ký hợp đồng đào tạo đảm bảo chất lượng, đủ thời lượng theo quy định; có hợp đồng ký với người sử dụng lao động sau đào tạo về số lượng, ngành, nghề được đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo; đảm bảo các điều kiện khác về đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo). Trực tiếp thực hiện hợp đồng đào tạo, không chuyển hoặc giao việc thực hiện hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo khác.
+ Người học đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo được lựa chọn ngành, nghề học, cơ sở đào tạo. Việc thực hiện chi phí đào tạo đối với người học được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo tổ chức triển khai các khóa đào tạo, phải công khai, minh bạch, đúng quy định hiện hành, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
8. Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động
Xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại người lao động ở các cấp trình độ GDNN đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về lao động. Đào tạo ngành nghề mới và kỹ năng nghề mới; đào tạo lại, nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đối tượng đào tạo, đào tạo lại là học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN (tham gia chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới); người lao động trong các doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp; người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành, nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề.
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành, nghề. Xác định nhu cầu đào tạo để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng; nhu cầu đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động (nhất là lao động phổ thông) tại các doanh nghiệp có ngành nghề lao động giản đơn (ngành nghề có năng suất lao động thấp, lao động có kỹ năng thấp; lao động có nguy cơ thất nghiệp...).
- Xác định danh mục các ngành, nghề cần đào tạo, đào tạo lại; phân tích nghề, phân tích công việc, các vị trí việc làm, xác định năng lực yêu cầu đối với người học sau khi được đào tạo; biên soạn các chương trình đào tạo, đào tạo lại; đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề, đồng thời tạo sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề.
- Xây dựng tiêu chí để cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại; khảo sát, đánh giá năng lực, điều kiện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại.
- Tổ chức đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp được đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác. Thực hiện việc tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo quy định. Thanh quyết toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp.
9. Tăng cường nguồn lực tài chính và nâng cao hiệu quả đầu tư cho GDNN
- Đầu tư cho GDNN và phát triển kỹ năng được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho Giáo dục - Đào tạo; đầu tư thích đáng cho các cơ sở GDNN chất lượng cao tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, các trường chuyên biệt và các ngành, nghề trọng điểm, ngành nghề đặc thù; các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNN (đội ngũ nhà giáo, chương trình đào tạo). Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho GDNN theo đầu vào sang đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng kết quả đầu ra, không phân biệt loại hình cơ sở GDNN.
- Tính đúng, tính đủ, xác định chi phí đào tạo với từng ngành, nghề theo từng trình độ, cấp độ đào tạo, từng bước thị trường hóa dịch vụ GDNN. Quan tâm hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ GDNN. Đa dạng hóa nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Vận động nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đầu tư cho các cơ sở GDNN trọng điểm, các nghề trọng điểm đặc biệt là các nghề hướng tới đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai. Tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ đầu tư cho GDNN, đặc biệt huy động các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Đề án, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định, gồm:
- Vốn ngân sách của Trung ương và tỉnh cấp theo quy định của pháp luật.
- Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
- Các nguồn lực đầu tư, tài chính hợp pháp khác.
1. Dự kiến đến năm 2025
Tổng kinh phí thực hiện: 366.144 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 205.750 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 81.194 triệu đồng.
- Kinh phí xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: 79.200 triệu đồng.
2. Dự kiến đến năm 2030
Tổng kinh phí thực hiện: 527.120 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 174.530 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 252.590 triệu đồng
- Kinh phí xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: 100.000 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục số 08, Phụ lục số 09)
Đề án này là định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo lao động có kỹ năng nghề và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Chủ trì tổ chức thực hiện rà soát, sắp xếp lại các cơ sở GDNN trực thuộc tỉnh trong phạm vi quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án và các chương trình, đề án khác có nội dung liên quan, lồng ghép với Đề án này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan hằng năm xây dựng kế hoạch tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục bảo đảm các mục tiêu thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn (đến năm 2025 thu hút 30-40%; đến năm 2030 thu hút 50-55%).
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư các cơ sở GDNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, sắp xếp các cơ sở GDNN thuộc tỉnh quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa học, tài năng trẻ về công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn; cụ thể hóa vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo các ngành nghề thuộc danh mục khuyến khích đào tạo, đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
8. Sở Công Thương
- Phối hợp rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại làm cơ sở dự báo, định hướng phát triển nguồn nhân lực.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công thương phục vụ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện gắn kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo và đào tạo lại những người làm công tác về thương nghiệp có đủ trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi hội nhập quốc tế.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, giáo dục thể chất, bồi dưỡng kỹ năng văn hóa ứng xử, văn hóa trong lao động, văn hóa trong doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho lực lượng lao động tại các khu công nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo các ngành nghề thuộc danh mục khuyến khích đào tạo, đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
10. Sở Xây dựng
Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bổ sung quy hoạch quỹ đất giáo dục trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị theo nhu cầu để thu hút đầu tư vào các ngành giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó có quỹ đất nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người lao động; đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thu hút lao động về làm việc tại tỉnh nói chung, đặc biệt tại các khu công nghiệp.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai chuyển đổi số trong các cơ sở GDNN, tăng tỷ trọng đào tạo, thực hành và thi trực tuyến; đào tạo chuyên sâu các công nghệ nổi bật, có tính ứng dụng cao của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thực tế ảo, khai phá dữ liệu; đổi mới cập nhật chương trình đào tạo tin học, kỹ năng số tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hình thành thói quen số, văn hóa số. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong các cơ sở GDNN.
12. Sở Khoa học và Công nghệ
Đề xuất các chương trình, đề án, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đối với GDNN.
13. Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh
- Tham mưu lập quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; bố trí diện tích đất để quy hoạch thành lập trường chất lượng cao trong Khu kinh tế Thái Bình; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
- Tổng hợp, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế tích cực tham gia hoạt động GDNN.
14. Các sở, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án này.
15. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào kế hoạch triển khai Kế hoạch phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của đơn vị.
- Thực hiện tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên về vị trí, vai trò của GDNN, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động, sự kiện... tuyên truyền về GDNN; tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giao lưu về GDNN cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
16. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ Đề án của tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn lực trong xã hội triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
- Định kỳ hằng năm sơ kết, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
17. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình
- Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GDNN, quảng bá hình ảnh về GDNN.
- Thông tin, tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ và các chính sách của Đề án.
18. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Căn cứ Đề án này xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo để thực hiện những nội dung về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao.
- Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, thiết bị giảng dạy phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp; chủ động và thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chuyển dần theo hướng giảng dạy tích hợp để tăng tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
- Mở rộng mô hình đào tạo, đào tạo nghề chất lượng cao, ưu tiên mở rộng đào tạo các ngành nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh.
- Các trường trung cấp, trường cao đẳng: Căn cứ các tiêu chí quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xây dựng Đề án thực hiện chương trình chất lượng cao để tham gia đào tạo nghề chất lượng cao cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
19. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở GDNN trong đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp; tham gia đánh giá khâu đầu ra của quá trình đào tạo; thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt và triển khai áp dụng, sẽ đảm bảo nguồn nhân lực trực tiếp đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo cơ hội học tập cho mọi người, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, đẩy mạnh xã hội hóa GDNN. Chất lượng GDNN được nâng cao góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người lao động trong tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án, dự kiến sẽ mang lại sự phát triển nhanh, bền vững của hệ thống GDNN, bảo đảm sự tương thích giữa chất lượng GDNN với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để đáp ứng được yêu cầu ngày cao của thị trường lao động. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững./.
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2025
STT |
Tên chương trình, kế hoạch |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Tiếp tục tổ chức đào tạo các nghề đã đầu tư thiết bị đào tạo và đang tổ chức đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm chất lượng, hiệu quả |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
2 |
Xây dựng một số cơ chế chính sách của tỉnh: - Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đào tạo chương trình chất lượng cao. - Hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo; hỗ trợ học nghề theo chương trình chất lượng cao và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2023 |
|
3 |
Xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2023- 2024 |
|
4 |
Kế hoạch thực hiện chương trình chất lượng cao thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo đến năm 2025 và Kế hoạch chuẩn bị cho đào tạo chương trình chất lượng cao thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo đến năm 2030 |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2023 |
|
5 |
- Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tiếp tục đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đầu tư 01 trường chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Cục Thuế tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2023 |
|
6 |
Xây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lao động của tỉnh |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp; Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh; các doanh nghiệp. |
Năm 2023 |
|
7 |
Tổ chức Hội chợ việc làm |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên; Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; Báo Thái Bình; các doanh nghiệp. |
Hằng năm (01 Hội chợ/năm) |
|
8 |
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; Báo Thái Bình; các doanh nghiệp. |
Hằng năm |
|
9 |
Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
10 |
Kế hoạch đào tạo các ngành, nghề trong danh mục ngành, nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
11 |
Kế hoạch phân luồng học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố |
Hằng năm |
|
12 |
Kế hoạch tổ chức đào tạo lại cho lực lượng lao động |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
13 |
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp. |
Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
14 |
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục nghề nghiệp. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Một số sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2030
TT |
Tên chương trình, kế hoạch |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung: - Hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đào tạo chương trình chất lượng cao. - Danh mục nghề khuyến khích đào tạo và đào tạo theo chương trình chất lượng cao. - Mức hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp. - Mức hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực theo chương trình chất lượng cao. - Mức hỗ trợ đào tạo học các nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý Khu kinh tế và Các khu công nghiệp; Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2025 |
|
2 |
Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các trường cao đẳng, trường trung cấp tham gia đào tạo chương trình chất lượng cao thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo đến năm 2025 và đến năm 2030 nhưng chưa thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2025 |
|
3 |
- Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Đầu tư 01 trường chất lượng cao có vốn đầu tư nước ngoài hoặc trường tư thục chất lượng cao trong Khu kinh tế Thái Bình. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Năm 2026-2030 |
|
4 |
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp. |
Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
2026-2030 |
|
5 |
Xây dựng Kế hoạch đào tạo các nghề khuyến khích đào tạo và đào tạo theo chương trình chất lượng cao |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
6 |
Tiếp tục tổ chức đặt hàng đào tạo |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
7 |
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân huyện thành phố; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Thái Bình; các doanh nghiệp |
Hằng năm |
|
8 |
Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
9 |
Kế hoạch phân luồng học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố |
Hằng năm |
|
10 |
Kế hoạch tổ chức đào tạo lại cho lực lượng lao động |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
11 |
Tổ chức Hội chợ việc làm |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên; Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; Báo Thái Bình; các doanh nghiệp. |
Hằng năm (02 Hội chợ/năm) |
|
12 |
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục nghề nghiệp |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Một số sở ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Hằng năm |
|
1 Nguồn: Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch phát triển Khu kinh tế Thái Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 28/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2 Nguồn: Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển ngành Công thương giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
3 Nguồn: Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển ngành Công Thương giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
4 Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Xây dựng, ngành Giao thông vận tải, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch.