Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 960/QĐ-UBND
Số hiệu | 848/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/04/2024 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Hồng Hải |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 848/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-TS-TTTS ngày 11/01/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản về ban hành “Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển”;
Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-TS-TTTS ngày 02/02/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản sản về ban hành “Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 45/TTr-SNN ngày 19/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc, gồm: Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, Trung tâm Giám sát tàu cá, các Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá, các Trạm Kiểm ngư khu vực và các đơn vị có liên quan.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Tham mưu, các Đồn Biên phòng và các đơn vị có liên quan.
c) Cơ quan thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư Trung ương, Cảnh sát biển, Hải Quân).
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các xã, phường, thị trấn có liên quan.
đ) Các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và có cung cấp thiết bị giám sát hành trình tại Bình Thuận.
e) Chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
g) Các đơn vị, tổ chức có liên quan.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển
1. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m bị mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên bị mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Quyết định số 11/QĐ-TS-TTTS ngày 11/01/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản.”
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 848/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-TS-TTTS ngày 11/01/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản về ban hành “Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển”;
Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-TS-TTTS ngày 02/02/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản sản về ban hành “Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 45/TTr-SNN ngày 19/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc, gồm: Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các cảng cá tỉnh, Trung tâm Giám sát tàu cá, các Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá, các Trạm Kiểm ngư khu vực và các đơn vị có liên quan.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Tham mưu, các Đồn Biên phòng và các đơn vị có liên quan.
c) Cơ quan thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư Trung ương, Cảnh sát biển, Hải Quân).
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các xã, phường, thị trấn có liên quan.
đ) Các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và có cung cấp thiết bị giám sát hành trình tại Bình Thuận.
e) Chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
g) Các đơn vị, tổ chức có liên quan.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển
1. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m bị mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên bị mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Quyết định số 11/QĐ-TS-TTTS ngày 11/01/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển
1. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
2. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển thực hiện theo quy định tại Quyết định số 40/QĐ-TS-TTTS ngày 02/02/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản.”
Điều 2. Ngoài nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Quyết định này, các nội dung khác của Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 cua Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận là không thay đổi.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH ĐỐI
VỚI TÀU CÁ MẤT TÍN HIỆU KẾT NỐI THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH KHI TÀU CÁ TRÊN
BIỂN
(Kèm theo Quyết định số 848 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Thực hiện xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá hoạt động trên biển theo lưu đồ sau:
1. Trách nhiệm của Trung tâm Giám sát tàu cá (Tổ Giám sát tàu cá):
1.1. Tổ chức trực ban 24/7 tại Trung tâm Giám sát tàu cá (GSTC); tiếp nhận, xử dữ liệu giám sát hành trình (VMS) đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối thiết bị VMS khi hoạt động trên biển (sau đây gọi là mất kết nối) như sau:
Bước 1: Khi phát hiện tàu cá bị mất kết nối (thông qua trạng thái hoạt động và thời gian, vị trí định kỳ cuối cùng của tàu cá cập nhật trên hệ thống), Trong khoảng thời gian không quá 06 giờ, Trực ban phải:
- Xác định thông tin về tàu cá (chủ tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác thủy sản, tàu cá thuộc diện nguy cơ cao vi phạm IUU,…) và hành trình của tàu cá từ khi bắt đầu chuyến khai thác trên biển đến khi tàu bị mất tín hiệu.
- Thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng qua điện thoại, thiết bị thông tin liên lạc khác và yêu cầu chủ tàu cá, thuyền trưởng kiểm tra, bật thiết bị hoạt động. Phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị VMS để kiểm tra, xác minh lý do mất kết nối và có biện pháp khắc phục.
- Lập danh sách tàu mất kết nối trong 06 giờ để tiếp tục theo dõi. Nếu tàu cá có tín hiệu trở lại, kết thúc theo dõi.
Bước 2: Sau 06 giờ kể từ khi bị mất kết nối, Trực ban phải:
a) Trường hợp chủ tàu không báo cáo vị trí bằng các thiết bị thông tin liên lạc định kỳ theo quy định:
- Trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản ký thông báo danh sách tàu cá bị mất kết nối trên 6 giờ gửi các đơn vị liên quan: Trạm Kiểm ngư khu vực, Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá, Đồn Biên phòng, Các Đơn vị cung cấp thiết bị VMS… để phối hợp xử lý theo quy định (mẫu Thông báo số 1 kèm theo).
- Tổng hợp, tiếp tục theo dõi đến 10 ngày. Nếu tàu có tín hiệu trở lại trong vòng 10 ngày, kết thúc theo dõi.
- Nếu trên 10 ngày tàu chưa có tín hiệu trở lại (tàu chưa vào bờ), Trực ban trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản ký thông báo danh sách tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày gửi các đơn vị liên quan (mẫu Thông báo số 2 kèm theo) để phối hợp xử lý theo quy định.
b) Trường hợp chủ tàu có báo cáo vị trí bằng các thiết bị thông tin liên lạc định kỳ theo quy định.
- Trực ban cập nhật đến khi tàu có tín hiệu trở lại, kết thúc theo dõi.
- Nếu chưa có tín hiệu trở lại, trực ban tiếp tục theo dõi đến 10 ngày.
+ Nếu tàu về bờ, kết thúc theo dõi.
+ Nếu tàu chưa về bờ, Trực ban trình Lãnh đạo Chi cục Thủy sản ký thông báo danh sách tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày gửi các đơn vị liên quan (mẫu Thông báo số 2 kèm theo) để phối hợp xử lý theo quy định.
c) Danh sách tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên 10 ngày sẽ được đưa vào danh sách theo dõi tàu mất kết nối dài ngày (01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm) để tổng hợp, báo cáo theo định kỳ.
Bước 3: Trực ban tiếp tục theo dõi, cập nhật, tổng hợp kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối từ các đơn vị liên quan để báo cáo lãnh đạo Chi cục.
Bước 4: Các hoạt động của trực ban được ghi chép đầy đủ trong sổ trực ban và lưu trữ theo quy định; toàn bộ thông tin liên quan tàu cá bị mất tín hiệu kết nối phải được bàn giao giữa các ca trực để tiếp tục theo dõi đến khi kết thúc vụ việc.
1.2. Phối hợp với lực lượng Biên phòng, Kiểm ngư, địa phương và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá mất kết nối sau khi tàu về bờ theo quy định.
1.3. Cập nhật, tổng hợp kết quả xử lý, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thủy sản theo quy định.
2. Trách nhiệm của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, Ban Quản lý các cảng cá:
Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên 06 giờ và trên 10 ngày từ Trung tâm GSTC, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống xem ngày, giờ xuất bến của tàu cá và theo dõi hành trình của tàu cá.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá cập cảng (trước 01 giờ), thông báo cho các đơn vị liên quan việc tàu cá mất tín hiệu kết nối đã vào bờ để phối hợp kiểm tra, xác minh xử lý theo quy định.
Bước 3: Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm các Trạm Kiểm ngư khu vực:
Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên 06 giờ và trên 10 ngày từ Trung tâm GSTC, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Phối hợp với Đồn Biên phòng, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá làm việc với chủ tàu kiểm tra xác định nguyên nhân mất kết nối và tiếp tục yêu cầu thuyền trưởng bật thiết bị VMS.
Bước 2: Chủ trì phối hợp với Biên phòng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm các Đồn Biên phòng:
Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên 06 giờ và trên 10 ngày từ Trung tâm GSTC, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Phối hợp chính quyền địa phương thông báo tới chủ tàu hoặc người nhà của chủ tàu, yêu cầu thuyền trưởng tàu cá bật thiết bị VMS hoạt động.
Bước 2: Phối hợp Trạm Kiểm ngư khu vực và và các đơn vị liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối sau khi tàu về bờ theo quy định.
5. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị VMS:
Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối từ Trung tâm GSTC, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật và xác định nguyên nhân mất kết nối; phối hợp với chủ tàu, thuyền trưởng kịp thời khắc phục.
Bước 2: Liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu bật thiết bị VMS hoạt động. Trường hợp thiết bị giám sát bị sự cố, hư hỏng thì yêu cầu thuyền trưởng thực hiện báo cáo vị trí theo quy định và hướng dẫn thuyền trưởng tiến hành khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Bước 3: Thông báo với Trực ban Trung tâm GSTC cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý tàu cá vi phạm (nếu có).
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết bị VMS tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ các cơ quan chức năng, chủ tàu phải thực hiện:
Bước 1: Liên lạc với thuyền trưởng yêu cầu bật thiết bị VMS hoạt động.
Bước 2: Trường hợp thiết bị VMS bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng báo cáo vị trí tàu cá 06 giờ/lần và đưa tàu về bờ để sửa chữa trong vòng 10 ngày kể từ khi mất kết nối. Thông báo đơn vị cung cấp thiết bị VMS yêu cầu khắc phục sửa chữa, khắc phục ngay khi tàu về bờ.
Bước 3: Liên lạc Trung tâm GSTC và các đơn vị liên quan báo cáo cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu.
7. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị VMS hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Khi tiếp nhận thông tin về thiết bị VMS tàu cá bị mất tín hiệu kết nối từ các cơ quan chức năng, thuyền trưởng thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị VMS lắp trên tàu cá. Khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị VMS.
Bước 2: Trường hợp thiết bị VMS bị hỏng báo cáo vị trí tàu cá 06 giờ/lần và đưa tàu về bờ để sửa chữa trong vòng 10 ngày kể từ khi mất kết nối.
8. Đề nghị Cục Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải quân:
Khi nhận được Thông báo tàu cá mất kết nối từ Chi cục Thủy sản:
- Phối hợp nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng khắc phục tín hiệu kết nối;
đồng thời tiến hành kiểm tra, xử lý, xử phạt theo thẩm quyền.
- Kịp thời trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan đến tàu cá mất kết nối trên biển với các đơn vị chức năng của tỉnh Bình Thuận.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT BÌNH THUẬN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-CCTS-GSTC |
Bình Thuận, ngày tháng năm 202 |
Tàu cá mất tín hiệu kết nối trên 6 giờ trên biển
Kính gửi:
1. Thông tin tàu cá: |
|||||
Thông tin từ |
Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận |
||||
Số đăng ký tàu cá; Chủ tàu, Đ.thoại |
Danh sách đính kèm |
||||
2. Thời gian và vị trí phát hiện tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển: Danh sách đính kèm |
|||||
Thời gian |
|
Vị trí |
|
||
Nhật ký hải trình: trên hệ thống giám sát tàu cá |
|||||
3. Thông báo tới: |
|||||
- Các Trạm Kiểm ngư khu vực; - Các VP. Đại diện KSNC; - Các Đơn vị cung cấp thiết bị GSHT……; |
- Đồn Biên phòng………. - UBND phường/xã: ……… - Chủ tàu cá có tên trong danh sách đính kèm. |
||||
4. Đề nghị: |
|||||
|
|||||
TRỰC BAN |
CHI CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH TÀU CÁ BỊ MẤT TÍN HIỆU KẾT NỐI TRÊN 6 GIỜ TRÊN BIỂN
(Kèm theo thông báo số ………/TB-CCTS-GSTC ngày …/…/202 của Chi cục Thủy sản)
TT |
Số đăng ký |
Nghề |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Thời gian |
Đơn vị cung cấp |
Chủ tàu (Đ.thoại) |
Địa chỉ |
Thông tin từ chủ tàu |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT BÌNH THUẬN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-CCTS-GSTC |
Bình Thuận, ngày tháng năm 202 |
Tàu cá mất tín hiệu kết nối trên 10 ngày trên biển
Kính gửi:
1. Thông tin tàu cá: |
||||
Thông tin từ |
Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận |
|||
Số đăng ký tàu cá; Chủ tàu, Đ.thoại |
Danh sách đính kèm |
|||
2. Thời gian và vị trí tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển: Danh sách đính kèm |
||||
Thời gian |
|
Vị trí |
|
|
Nhật ký hải trình: trên hệ thống giám sát tàu cá |
||||
3. Báo cáo/thông báo tới: |
||||
- Cục Kiểm ngư; - BTL Vùng 2 Hải quân; - BTL Vùng Cảnh sát biển 3; - BTL Vùng Cảnh sát biển 4; - Các Trạm Kiểm ngư khu vực; |
- Các VP. Đại diện KSNC trong tỉnh; - Đồn Biên phòng: - UBND phường/xã: (có tên trong DS kèm); - Đơn vị cung cấp thiết bị GSHT; - Chủ tàu cá có tên trong danh sách đính kèm. |
|||
4. Đề nghị: |
||||
|
||||
TRỰC BAN |
CHI CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH TÀU CÁ BỊ MẤT TÍN HIỆU KẾT NỐI TRÊN 10 NGÀY TRÊN BIỂN
(Kèm theo Thông báo số ………/TB- CCTS- GSTC ngày …/…/202 của Chi cục Thủy sản)
TT |
Số đăng ký |
Nghề |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Thời gian |
Đơn vị cung cấp |
Chủ tàu (Đ.thoại) |
Địa chỉ |
Thông tin từ chủ tàu |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH ĐỐI
VỚI TÀU CÁ VƯỢT QUA RANH GIỚI VÙNG ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN BIỂN
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Thực hiện xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển theo lưu đồ sau:
1. Trách nhiệm của Trung tâm Giám sát tàu cá (Tổ Giám sát tàu cá):
a) Tổ chức trực ban 24/7 tại Trung tâm Giám sát tàu cá (GSTC); tiếp nhận, xử dữ liệu giám sát hành trình (VMS) đối với tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển (sau đây gọi là vượt qua ranh giới) như sau:
Bước 1: Khi phát hiện tàu cá vượt qua ranh giới, trực ban xác định thông tin về tàu cá (chủ tàu, số đăng ký, nghề hoạt động,…) và hành trình của tàu cá từ khi bắt đầu vượt qua ranh giới (vị trí tọa độ, vận tốc, hướng di chuyển,…).
Bước 2: Trực ban gọi điện thoại thông báo cho chủ tàu/thuyền trưởng.
- Trường hợp liên lạc được với chủ tàu/thuyền trưởng:
+ Yêu cầu tàu cá quay trở lại vùng được phép khai thác thủy sản trên biển (sau đây gọi là quay lại ranh giới) và tiếp tục theo dõi.
+ Nếu tín hiệu tiếp theo tàu cá quay lại ranh giới, kết thúc theo dõi.
+ Nếu tín hiệu tiếp theo tàu cá chưa quay lại ranh giới, trực ban trình lãnh đạo Chi cục Thủy sản ký ban hành thông báo tàu cá vượt qua ranh giới (mẫu Thông báo số 3 kèm theo) để cung cấp thông tin nhanh nhất cho các đơn vị liên quan phối hợp xử lý kịp thời.
- Trường hợp không liên lạc được với chủ tàu/thuyền trưởng:
Trực ban trình lãnh đạo Chi cục Thủy sản ký ban hành thông báo tàu cá vượt qua ranh giới để cung cấp thông tin nhanh nhất cho các đơn vị có liên quan phối hợp xử lý kịp thời.
Bước 3: Trực ban tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các đơn vị liên quan cho đến khi tàu quay lại ranh giới. Nếu tàu mất tín hiệu kết nối thì xử lý theo Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá bị mất kết nối khi hoạt động trên biển.
Bước 4: Trực ban cập nhật kết quả xử lý tàu cá vượt qua ranh giới từ đơn vị có liên quan, báo cáo lãnh đạo Chi cục Thủy sản đến khi kết thúc vụ việc.
Bước 5: Các hoạt động của trực ban phải ghi chép đầy đủ trong sổ trực ban để làm cơ sở bàn giao giữa các ca trực; toan bô thông tin liên quan tàu cá vượt qua ranh giới phải được khởi tạo và lưu trữ tại Trung tâm GSTC.
b) Phối hợp với lực lượng Biên phòng, Kiểm ngư, địa phương và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá vượt qua ranh giới sau khi tàu về bờ theo quy định.
c) Cập nhật, tổng hợp kết quả xử lý, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thủy sản theo quy định.
2. Trách nhiệm Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá:
Sau khi nhận được thông tin tàu cá vượt qua ranh giới từ Trực ban Trung tâm GSTC, thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống xem ngày, giờ xuất bến của tàu cá đó và theo dõi hành trình của tàu từ khi vượt qua ranh giới. .
Bước 2: Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá cập cảng (trước 01 giờ), không cho cập cảng bốc dỡ hang hóa, đồng thời thông báo và phối hợp với các đơn vị liên quan cùng kiểm tra, xác minh va xử lý tàu cá vượt qua ranh giới theo quy định.
Bước 3: Phối hợp với Trung tâm GSTC cập nhật kết quả xử lý tàu cá vượt qua ranh giới cho phép trên biển cho đến khi kết thúc vụ việc.
3. Trách nhiệm các Trạm Kiểm ngư khu vực:
Bước 1: Khi tiếp nhận thông báo tàu cá vượt qua ranh giới từ Trung tâm GSTC, phối hợp với Đồn Biên phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi chủ tàu cư trú) làm việc với chủ tàu bằng mọi biện pháp yêu cầu tàu cá quay lại ranh giới. Kết quả làm việc, kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc vụ việc phải thể hiện bằng văn bản và gởi về Tổ Giám sát tàu cá để xử lý và lưu trữ theo quy định.
Bước 2: Chủ trì phối hợp với các Đồn, Trạm Biên phòng và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá vượt qua ranh giới sau khi tàu về bờ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm Phòng Tham mưu, các Đồn Biên phòng:
Sau khi nhận được thông tin tàu cá vượt ranh giới từ Trung tâm GSTC, thực hiện các bước:
Bước 1:
- Phòng Tham mưu Thông báo cho lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân trong trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được để thực hiện các biện pháp yêu cầu tàu cá quay lại ranh giới hoặc xử lý tàu cá cố tình vi phạm theo quy định và đề nghị lực lượng chức năng xử lý vụ việc trao đổi thông tin theo quy định.
- Đồn Biên phòng phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực và UBND cấp xã làm việc trực tiếp với chủ tàu và bằng mọi biện pháp yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu cá quay trở lại ranh giới cho phép theo đúng quy định.
Bước 2: Đồn Biên phòng phối hợp Trạm Kiểm ngư khu vực, địa phương và các đơn vị liên quan xử lý tàu cá vượt qua ranh giới khi tàu về bờ theo quy định.
5. Trách nhiệm của UBND cấp xã:
Khi tiếp nhận thông tin tàu cá của địa phương vượt qua ranh giới, UBND cấp xã nơi có tàu cá thực hiện như sau:
Bước 1: Phân công cán bộ liên hệ và phối hợp với Đồn Biên phòng, Trạm Kiểm ngư khu vực làm việc trực tiếp với chủ tàu và bằng mọi biện pháp yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu cá quay trở lại ranh giới theo đúng quy định.
Bước 2: Phối hợp với Đồn Biên phòng, Trạm Kiểm ngư khu vực xử lý tàu cá vượt qua ranh giới khi tàu về bờ theo quy định.
Bước 3: Cập nhật tình hình, kết quả xử lý vụ việc và báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
Khi nhận được thông tin tàu cá của mình vượt ranh qua giới từ các Đơn vị liên quan, phải thực hiện:
Bước 1: Liên lạc ngay với thuyền trưởng yêu cầu đưa tàu cá quay trở lại ranh giới và mở thiết bị VMS kết nối 24/24 giờ khi hoạt động trên biển.
Bước 2: Hợp tác và cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan về tàu vượt qua ranh giới cho Đồn Biên phòng, Trạm Kiểm ngư khi được mời làm việc.
Bước 3: Chấp hành nghiêm túc việc xử lý tàu cá vượt qua ranh giới của các đơn vị chức năng theo đúng quy định.
7. Đề nghị Cục Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải quân:
Khi nhận được thông tin tàu cá vượt qua ranh giới từ Trung tâm GSTC:
- Phối hợp kêu gọi tàu cá quay trở lại ranh giới và có giải pháp ngăn chặn tàu cá vượt qua ranh giới trên biển; đồng thời tiến hành kiểm tra, xử lý, xử phạt theo thẩm quyền.
- Kịp thời trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan đến tàu cá vượt qua ranh giới và phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh Bình Thuận xử lý vụ việc theo đúng quy định.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT BÌNH THUẬN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-CCTS-GSTC |
Bình Thuận, ngày tháng năm 202 |
Tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển
Kính gửi:
1. Thông tin tàu cá: (danh sách kèm theo) |
||||||
Thông tin từ |
Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận |
|||||
Số đăng ký tàu cá |
|
Tần số liên lạc: |
||||
Chủ tàu/T.trưởng |
|
ĐT: |
||||
Địa chỉ |
|
|||||
2. Thời gian, vị trí phát hiện tàu cá vượt qua ranh giới: (danh sách kèm theo) |
||||||
Thời gian |
Hồi… .…. giờ….. …phút. Ngày… …/… ../năm 202 |
Vị trí |
Vĩ độ, kinh độ: Hướng đi, vận tốc: |
|||
Nhật ký hải trình: (Hình ảnh và vị trí chi tiết kèm theo) |
||||||
Hình ảnh và chi tiết kèm theo: (1) |
||||||
3. Báo cáo/ thông báo tới |
||||||
- Cục Kiểm ngư; - BTL Vùng Cảnh sát biển 3; - BTL Vùng Cảnh sát biển 4; - BTL Vùng 2 Hải quân; - Các Trạm Kiểm ngư khu vực; |
- Phòng Tham mưu, BCH BĐ Biên phòng tỉnh; - Các Đồn Biên phòng: - UBND xã, phường: … … - Các VP. Đại diện KSNC trong tỉnh. |
|||||
4. Đề nghị |
||||||
|
||||||
TRỰC BAN |
CHI CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH TÀU CÁ VƯỢT QUA RANH GIỚI VÙNG ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN BIỂN
(Kèm theo Thông báo số……../TB-TTTS-GSTC ngày ..... /…../202 của Chi cục Thủy sản)
TT |
Số đăng ký |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Thời gian |
Nhà cung cấp |
Chủ tàu (Đ.Thoại) |
Địa chỉ |
Thông tin từ chủ tàu |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|