Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 841/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 841/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/03/2018
Ngày có hiệu lực 29/03/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Đắc Tài
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 841/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 29 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015” ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2010-2015;

Căn cứ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;

Căn cứ Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020);

Căn cứ Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 448/STP-PBGDPL ngày 20 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; các doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đắc Tài

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015” ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên kết hợp với tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.

- Nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách pháp luật cho thanh, thiếu niên, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); thể chế hoá các văn bản của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong thanh, thiếu niên.

- Trang bị kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; cán bộ đoàn thực hiện công tác PBGDPL.

2. Yêu cầu

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

- Hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên phải được tiến hành trên cơ sở phối, kết hợp giữa các ngành, các cấp. Đồng thời, phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; chú trọng lồng ghép, kết hợp với triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

[...]