Quyết định 84/2016/QĐ-UBND bổ sung Quy định chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 kèm theo Quyết định 2901/QĐ-UBND
Số hiệu | 84/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/01/2016 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Đặng Huy Hậu |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2016/QĐ-UBNĐ |
Quảng Ninh, ngày 11 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2014-2016 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2901/QĐ-UBND NGÀY 05/12/2014 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 231/2015/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII kỳ họp thứ 22 “Về việc bổ sung Nghị quyết số 164/2014/NQ-HĐND ngày 18/11/2014 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa tập trung tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 34/TTr- NN&PTNT ngày 07 tháng 01 năm 2016 và Báo cáo thẩm định số 01/BC-STP ngày 05/01/2016 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 ban hành kèm theo Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
1. Bổ sung đối tượng áp dụng tại Khoản 2, Điều 1, như sau.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, nghiệp đoàn, hộ gia đình và cá nhân (gọi chung là người sản xuất) thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh các sản phẩm lợi thế của địa phương (bao gồm cả các sản phẩm, dịch vụ thuộc Chương trình tỉnh Quảng Ninh mỗi xã, phường một sản phẩm) và các nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Bổ sung Điểm 1.5, Khoản 1, Điều 2 điều kiện áp dụng, như sau.
1.5- Đầu tư xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm thuộc chương trình OCOP Quảng Ninh; xây dựng mới hoặc thuê cửa hàng hoặc quầy hàng (gian hàng) kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn.
3. Bổ sung Điểm d, Điểm e, Khoản 1, Điều 7 về mức hỗ trợ, như sau.
- Hỗ trợ các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất khi xây dựng mới hoặc thuê cửa hàng, gian hàng để kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
d) Hỗ trợ xây dựng mới các cửa hàng, gian hàng kinh doanh nông sản an toàn
- Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng cửa hàng, gian hàng kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, cụ thể:
+ Xây dựng mới tại các phường thuộc thị xã, thành phố, mức hỗ trợ 1 lần tối đa không quá 100 triệu đồng/01 cửa hàng, gian hàng;
+ Xây dựng mới tại các vùng còn lại (các xã, thị trấn), mức hỗ trợ 1 lần tối đa không quá 50 triệu đồng/01 cửa hàng, gian;
- Hỗ trợ tối đa không quá 03 cửa hàng/huyện, thị xã, thành phố.
e) Hỗ trợ thuê cửa hàng, gian hàng kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn:
- Hỗ trợ 50% kinh phí thuê cửa hàng, gian hàng kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn, cụ thể:
+ Cửa hàng, gian hàng tại các phường thuộc thị xã, thành phố, mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/tháng/01 cửa hàng, gian hàng; thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng kể từ ngày bán hàng.
+ Cửa hàng, gian hàng đặt tại các vùng còn lại (các xã, thị trấn), mức hỗ trợ tối đa không quá 03 triệu đồng/tháng/01 cửa hàng, gian hàng; thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng kể từ ngày bán hàng.
- Hỗ trợ tối đa không quá 10 cửa hàng, gian hàng/huyện, thị xã, thành phố.
4. Bổ sung Điểm e, Khoản 2, Điều 7 về điều kiện hỗ trợ như sau.
e) Đối với xây dựng mới và thuê cửa hàng, quầy hàng đáp ứng các điều kiện sau:
- Các sản phẩm trưng bày và bán tại các cửa hàng, quầy hàng phải có giấy chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.