Quyết định 795/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021–2025
Số hiệu | 795/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 26/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Công Vinh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 795/QĐ-UBND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 26 tháng 3 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ-TW, ngày 22/10/2018, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND, ngày 14/12/2018, của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021-2025 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 37/TTr-SNN ngày 24 tháng 02 năm 2021 về việc phê duyệt Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông và vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
KHOANH VÙNG NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ, NUÔI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH
VỎ TRÊN SÔNG THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021 – 2025.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2021
của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
1. Mục đích:
- Khai thác hợp lý, khoa học và bền vững nguồn tài nguyên đất mặt nước có điều kiện phù hợp đưa vào phát triển vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giảm cường lực khai thác thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.
- Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hình thành các chuỗi sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thủy sản cung cấp cho tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân nuôi trồng thủy sản và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Xác định được các vùng nuôi thủy sản lồng bè tập trung, đưa ra các quan điểm, định hướng và các kế hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh mang tính khả thi giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng hiệu quả - bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào một phần hoặc cả quá trình sản xuất, tạo chuỗi tiêu thụ hàng hóa.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 795/QĐ-UBND |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 26 tháng 3 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ-TW, ngày 22/10/2018, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND, ngày 14/12/2018, của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021-2025 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 37/TTr-SNN ngày 24 tháng 02 năm 2021 về việc phê duyệt Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông và vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
KHOANH VÙNG NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ, NUÔI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH
VỎ TRÊN SÔNG THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021 – 2025.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2021
của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
1. Mục đích:
- Khai thác hợp lý, khoa học và bền vững nguồn tài nguyên đất mặt nước có điều kiện phù hợp đưa vào phát triển vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giảm cường lực khai thác thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.
- Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hình thành các chuỗi sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thủy sản cung cấp cho tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân nuôi trồng thủy sản và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Xác định được các vùng nuôi thủy sản lồng bè tập trung, đưa ra các quan điểm, định hướng và các kế hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh mang tính khả thi giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng hiệu quả - bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào một phần hoặc cả quá trình sản xuất, tạo chuỗi tiêu thụ hàng hóa.
2. Yêu cầu:
- Phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái, thân thiện và bền vững đối với môi trường tự nhiên.
- Phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng và loại hình nuôi.
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất mặt nước nước để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ổn định và bền vững nhằm tăng giá trị sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở phục vụ sản xuất phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần giảm áp lực cho nghề khai thác thủy sản, đặc biệt là các nghề khai thác xâm hại nguồn lợi ven bờ.
- Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nuôi trồng thủy sản với các ngành kinh tế khác và nằm trong quy hoạch chung của tỉnh, tránh tình trạng chồng lấn, gây xung đột, mâu thuẫn không gian quy hoạch chung của tỉnh. Xác định được các quan điểm, định hướng của kế hoạch nuôi trồng thủy sản dựa trên phân tích, đánh giá về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong giai đoạn vừa qua và trong thời kỳ tới, đồng thời phù hợp với chủ trương của tỉnh, cân đối với sự phát triển chung của vùng và cả nước, nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo của các địa phương.
- Ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá mú, cá giò, cá chim trắng vây vàng, ngọc trai, hàu, nghêu… các đối tượng có khả năng xuất khẩu và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm để có cơ sở khoa học trước khi bố trí các đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, chú trọng nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
II. KẾ HOẠCH CÁC VÙNG NUÔI THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Khu vực sông Rạng - Chà Và - Mũi Giui
1.1. Tiểu khu số 1: chia làm 2 khu:
- Tiểu khu 1A - thuộc địa bàn phường Kim Dinh thành phố Bà Rịa
+ Diện tích 29.117 m2. Tổng diện tích đặt lồng là 14.023 m2. Bố trí 300 lồng.
+ Đối tượng nuôi: Cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim, cá chẽm…..) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
+ Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
+ Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 1A thuộc địa phận thành phố Bà Rịa hiện có 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè, với diện tích đặt lồng 11.718 m2 và 332 lồng nuôi; các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương).
- Tiểu khu 1B - thuộc địa bàn xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu.
+ Diện tích 18.960 m2. Tổng diện tích đặt lồng là 9.100 m2. Bố trí 120 lồng.
+ Đối tượng nuôi: Cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim, cá chẽm…..) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
+ Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
+ Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 1B thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu hiện có 4 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè, với diện tích 4.800 m2 và 110 lồng nuôi, các đối tượng nuôi bao gồm cá biển, hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu 1B đã sắp xếp ổn định các bè nuôi, không còn khả năng bố trí thêm lồng nuôi.
- Bố trí 6 bộ phao cắm mốc nhận dạng: 03 phao chính bằng kim loại và 03 phao tạm bằng nhựa composite. Ranh giới giữa địa giới hành chính giữa thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa được nhận diện bằng bộ phao chính bằng kim loại.
Khu vực mở rộng: Tiểu khu 1A nối dài, thuộc địa bàn phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa với tổng diện tích 13.341 m2, diện tích đặt lồng 6.425 m2, dự tính chỉ bố trí 40 lồng nuôi hiện hữu và giãn khoảng cách các bè nuôi trong tiểu khu 1A.
- Hiện trạng: Khu vực này hiện có 02 cơ sở nuôi lồng bè, có 40 lồng nuôi với tổng diện tích 2.500m2
- Đối tượng nuôi: Cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim, cá chẽm…..) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.2. Tiểu khu số 2: Tổng diện tích là 105.774 m2, trong đó diện tích đặt lồng 49.208 m2, tổng số lồng 1.164 lồng.
- Bố trí nuôi cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Đã bố trí 08 phao cắm mốc nhận dạng, gồm 02 phao chính bằng kim loại và 06 phao tạm bằng nhựa composite.
- Hiện trạng: Hiện có 27 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè và đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới, với diện tích thực tế là 48.500 m2 và 1.153 lồng nuôi. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu thái Bình dương. Tiểu khu số 2 đã hoàn thành việc cắm 8 phao nhận dạng.
Khu vực mở rộng: Với tổng diện tích 18.583 m2, diện tích đặt lồng 6.341 m2 bố trí được 150 lồng nuôi.
- Hiện trạng: Chưa có bè nuôi hiện hữu.
- Đối tượng: Nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.3. Tiểu khu 3: Tổng diện tích mặt nước tiểu khu 3 là 95.164 m2, diện tích đặt lồng là 33.307 m2, bố trí 832 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim, cá chẽm, cá đù mỹ, cá hường…..) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu cửa sông, hàu Thái Bình Dương).
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 05 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 03 phao tạm.
- Hiện trạng: Hiện có 27 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 33.300 m2 và 825 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 3 đã hoàn thành việc cắm 5 phao nhận dạng vùng nuôi.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.4. Tiểu khu 4: Tổng diện tích mặt nước là 293.302 m2, tổng diện tích đặt lồng 137.006 m2, bố trí 3.242 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá chim, cá chẽm, cá bớp, tôm hùm xanh...) hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương.
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 08 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 06 phao tạm.
- Hiện trạng: Hiện có 126 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 137.100 m2 và 3.248 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè đầy mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm. cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu thái Bình dương. Tiểu khu số 4 đã hoàn thành việc cắm 8 phao nhận dạng và sắp xếp ổn định các bè nuôi.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.5. Tiểu khu 5: Tổng diện tích mặt nước là 90.727 m2, trong đó diện tích đặt lồng 31.755 m2, bố trí 790 lồng
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá chim, cá chẽm, cá bớp,...) và hàu.
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 05 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 03 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 5 thuộc địa phận xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiện có 10 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 31.480 m2 và 787 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 5 đã hoàn thành việc cắm phao nhận dạng và sắp xếp ổn định các bè nuôi.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.6. Tiểu khu 6: Tổng diện tích mặt nước là 140.940 m2, trong đó diện tích đặt lồng 35.235 m2, bố trí 880 lồng nuôi
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá chim, cá chẽm, cá bớp,...) và hàu.
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 03 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 01 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 6 thuộc địa phận xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiện có 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 35.040 m2 và 876 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu thái Bình dương. Tiểu khu số 6 đã hoàn thành việc cắm 3 phao nhận dạng và sắp xếp ổn định các bè nuôi.
Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm.
1.7. Tiểu khu 7: Tổng diện tích mặt nước là 88.877 m2, trong đó diện tích đặt lồng 17.775 m2, bố trí 444 lồng nuôi
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá chim, cá chẽm, cá bớp,...) và hàu.
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 05 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 03 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 7 thuộc địa phận xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiện có 13 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 17.920 m2 và 448 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí lồng bè đầy mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 7 đã hoàn thành việc cắm 5 phao nhận dạng.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
1.8. Tiểu khu 8: Tổng diện tích mặt nước là 131.707 m2, trong đó diện tích đặt lồng 62.894 m2, bố trí 1.580 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: cá biển (cá mú, cá chim, cá chẽm, cá bớp,...) và hàu.
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Bố trí 07 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 05 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 8 thuộc địa phận xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiện có 48 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 64.080 m2 và 1.602 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm. cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 8 đã hoàn thành việc cắm 7 phao nhận dạng.
Khu vực mở rộng: Diện tích 28.323 m2, diện tích đặt lồng 13.525 m2, dự kiến bố trí 340 lồng nuôi
- Đối tượng nuôi: Nuôi hàu
- Thời hạn nuôi: 5 năm, từ năm 2021 – 2025.
- Hiện trạng: Khu vực này hiện có 02 cơ sở nuôi lồng bè với diện tích 7.200 m2 và 180 lồng nuôi.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
2. Khu vực sông Dinh (Đoạn từ cầu Gò Găng đến cầu Cỏ May)
2.1. Tiểu khu 9: Tổng diện tích mặt nước là 63.547 m2, trong đó diện tích đặt lồng là 25.420 m2, bố trí 635 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: Cá biển (cá chim, chẽm, bớp, mú…) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu).
Thời hạn nuôi: 3 năm, từ năm 2021 – 2023.
- Bố trí 07 phao cắm mốc nhận dạng: 02 phao chính và 05 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 9, sông Dinh thuộc địa phận xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiện có 21 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 26.000 m2 và 650 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm. cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 9 đã hoàn thành việc cắm 7 phao nhận dạng vùng nuôi.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
2.2. Tiểu khu 10: Tổng diện tích mặt nước là 45.723 m2, trong đó diện tích đặt lồng là 18.289 m2, bố trí 498 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: Cá biển (cá chim, chẽm, bớp, mú…) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu).
Thời hạn nuôi: 3 năm.
- Bố trí 10 phao cắm mốc nhận dạng: 4 phao chính và 6 phao tạm.
- Hiện trạng: Tại khu vực Tiểu khu số 10, sông Dinh thuộc địa phận xã Long Sơn và phường 12, thành phố Vũng Tàu hiện có 14 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè với diện tích 19.200 m2 và 480 lồng nuôi; các bè nuôi đã bố trí bè kín mặt nước, không còn khả năng bố trí sắp xếp thêm lồng nuôi mới. Các đối tượng nuôi bao gồm cá biển (cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm, cá đù mỹ…), hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương. Tiểu khu số 10 đã hoàn thành việc cắm 10 phao nhận dạng vùng nuôi.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
2.3. Khu vực mở rộng:
Tiểu khu 11: Khu vực bên trái luồng (nằm giữa tiểu khu 9 và tiểu khu 10): Tổng diện tích 48.911 m2 với diện tích đặt lồng 6.000 m2, khu vực này có thể bố trí 150 lồng.
- Đối tượng nuôi: Nuôi hàu (hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương)
- Thời hạn nuôi: 3 năm, từ năm 2021 – 2023.
- Hiện trạng: Khu vực này hiện có 03 cơ sở nuôi hàu, với diện tích 2.000 m2 và 50 lồng nuôi; có thể bố trí thêm 100 lồng nuôi.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
Tiểu khu 12: Khu vực bên phải luồng (hướng từ cầu Gò Găng đến cầu Cỏ May): Tổng diện tích 76.476 m2 với diện tích đặt lồng 15.200 m2, bố trí 380 lồng nuôi.
- Đối tượng nuôi: Cá biển và hàu (hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương)
- Thời hạn nuôi: 3 năm, từ năm 2021 – 2023.
- Hiện trạng: Khu vực này hiện có 11 cơ sở đang nuôi thủy sản lồng bè, với với tổngdiện tích 10.800m2 và 270 lồng nuôi hiện hữu.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
3. Khu vực sông Cỏ May - Cửa Lấp (khu vực mở rộng)
Khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè tại khu vực sông Cỏ May - Cửa Lấp, thuộc địa giới hành chính Phường 12, thành phố Vũng Tàu, không bao gồm khu vực xây dựng cầu Cỏ May 2 và khu vực cảng Hưng Thái. Khu vực nuôi bố trí 1 hàng bè dọc theo luồng.
3.1. Tiểu khu 13: Đoạn từ cầu Cỏ May đến dự án cầu Cỏ May 2, tổng diện tích 105.350 m2, diện tích đặt lồng 31.605 m2 bố trí được 790 lồng nuôi.
3.2. Tiểu khu 14: Đoạn từ dự án cầu Cỏ May 2 đến khu vực cảng Hưng Thái, tổng diện tích 52.494 m2, diện tích đặt lồng 15.748 m2 bố trí được 394 lồng nuôi.
3.3. Tiểu khu 15: Đoạn từ cảng Hưng Thái đến cửa rạch Cây Khế, tổng diện tích 124.711 m2, diện tích đặt lồng 37.413 m2 bố trí được 935 lồng nuôi.
Hiện trạng: 3 tiểu khu này hiện có 53 cơ sở đang nuôi bố trí dọc theo vùng quy hoạch, chủ yếu là nuôi Hàu TBD. Tổng diện tích nuôi là 84.755 m2 và 2.119 lồngnuôi hiện hữu. Các cơ sở nuôi đã sắp xếp kín mặt nước, các khu vực còn lại bồi lắng nên không bố trí thêm các bè nuôi mới.
- Đối tượng: Nuôi hàu (hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương)
- Thời hạn: 3 năm, từ năm 2021-2023.
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
3.4. Tiểu khu 16 - Rạch Cây Khế
Bố trí 2 khu vực nuôi phía hai bên bờ rạch hướng đi từ sông Cửa Lấp vào rạch Cây Khế
- Diện tích khu 16.1: 31.803m2 (bên bờ phải), diện tích đặt lồng 15.902 m2 bố trí được 398 lồng nuôi.
- Diện tích khu 16.2: 27.862 m2 (bên bờ trái), diện tích đặt lồng 13.931 m2 bố trí được 348 lồng nuôi.
- Hiện trạng: Tại 2 tiểu khu này có 15 cơ sở nuôi Hàu TBD với tổng diện tích 29.680 m2 và 742 lồng nuôi; các bè nuôi đã đã nuôi kín toàn bộ diện tích hai khu này.
Khu vực này là một nhánh sông cụt, tàu bè vận tải hầu như không qua lại nên có thể bố trí các bè nuôi hai bên luồng. Tuy nhiên, các bè nuôi phải đảm bảo không bị vi phạm luồng và hành lang luồng theo quy định.
- Đối tượng: Nuôi hàu (hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương)
- Thời hạn: 3 năm, từ năm 2021-2023
(Tọa độ vị trí cụ thể theo phụ lục đính kèm)
4. Khu vực sông Mỏ Nhát:
Hai bên bờ sông Mỏ Nhát, thuộc địa bàn quản lý của UBND thị xã Phú Mỹ đều thuộc quy hoạch đất sản xuất kinh doanh (cảng thủy nội địa, khu công nghiệp Phý Mỹ 3, khu logictis). Hiện nay, dự án logictis nằm phía bờ trái luồng thuộc khu quy hoạch nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ đang kiểm kê, đền bù mặt bằng để triển khai dự án. Vì vậy, Ban chỉ đạo họp và thống nhất đề xuất không xây dựng kế hoạch nuôi tại khu vực này, chỉ đề xuất có lộ trình cho phép các cơ sở nuôi đến hết năm 2022 để người dân thu hồi tài sản trong thời gian các dự án chưa triển khai, các cơ sở nuôi sẽ phải cam kết tự tháo dỡ khi hết thời gian quy định.
1. Giải pháp về quản lý nhà nước:
1.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất quy định tại Luật Đất Đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận cho các cá nhân, hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản.
1.2. Đăng ký nuôi thủy sản lồng bè:
Trình tự và thủ tục đăng ký quy định tại Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Chi cục Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục cho các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lồng bè và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi theo quy định.
2. Giải pháp về môi trường:
- Chính quyền địa phương phối hợp cùng với cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong quá trình thu gom và xử lý xác động vật thủy sản chết khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh; không xả thải rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên; không dùng giá thể tôn fibro xi măng vỏ xe cũ làm giá thể nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ mất an toàn thực phẩm; không khuyến khích nuôi hàu cọc, hàu giàn gần bờ để giảm bớt tình trạng bồi lắng lòng sông.
- Tăng cường chú trọng đầu tư các trạm quan trắc ở đầu nguồn để cảnh báo dịch bệnh và môi trường, giúp giảm các nguy cơ và rủi ro trong sản xuất.
- Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác giám sát chất lượng môi trường nước, lấy mẫu nước kiểm tra định kỳ; cải tiến hệ thống thu mẫu quan trắc, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chuyển tải và cảnh báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời khi môi trường bất lợi.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các đề tài, dự án có chất lượng về bảo vệ môi trường vùng nuôi. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thường xuyên tự kiểm soát môi trường tại bè nuôi bằng các phương pháp test nhanh mẫu nước để có hướng bảo vệ đối tượng nuôi được tốt.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, thu gom rác thải đưa vào bờ xử lý theo quy định.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng đề tài nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè để có hướng điều chỉnh phù hợp theo tình hình thực tế.
- Tăng cường công tác phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học để đẩy mạnh công tác chuyển giao các quy trình sản xuất giống, qui trình nuôi đã nghiên cứu thành công của các đối tượng có giá trị kinh tế ở các nước có điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam.
- Tổ chức đẩy mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ sản xuất tiên tiến, các sản phẩm sạch và áp dụng các quy trình nuôi an toàn môi trường - sinh thái như VietGAP, GlobalGAP, BAP... hướng đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.
- Ứng dụng công nghệ cao trong quy trình nuôi thủy sản lồng bè, nhằm đạt năng suất nuôi trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt và gia tăng giá trị thương mại.
4. Giải pháp về giống thủy sản:
- Tăng cường công tác quản lý đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, đảm bảo nguồn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh. Giám sát chặt chẽ giống thủy sản bố mẹ nhập khẩu về thời gian sinh sản. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
- Hoàn thiện Dự án khu sản xuất giống tập trung tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, triển khai từng bước di dời các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản vào trong khu sản xuất giống tập trung của tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý đối với con giống nhập ngoài tỉnh trước khi thả nuôi, có hình thức xử lý mạnh tay đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản.
5. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật cơ bản phục vụ nuôi trồng thủy sản:
Lắp đặt hệ thống phao tiêu: Hiện nay, các vùng nuôi hiện hữu đã được xác định bằng hệ thống các phao nhận dạng bao gồm 30 bộ phao chính bằng sắt và 58 bộ phao tạm bằng nhựa composite.
Tiếp tục lắp đặt thêm hệ thống phao tiêu tại các vùng nuôi mở rộng, cảnh báo hành lang luồng và luồng giao thông thủy, phân định vùng và các tiểu khu trong vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè, để các tổ chức, cá nhân nuôi lồng bè xác định vị trí đặt bè ổn định và đảm bảo an toàn.
- Các bè nuôi trồng thủy sản nằm ven hành lang luồng và luồng giao thông phải đảm bảo lắp đặt đèn báo cảnh giới bè và lồng nuôi về đêm để tàu thuyền đi lại dễ quan sát và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy theo quy định.
- Khuyến khích tăng cường nghiên cứu và hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến như năng lượng mặt trời, máy phát điện phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt, nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Xây dựng đề tài, mô hình điểm nhà vệ sinh tự hoại nhằm hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè phải lắp đặt nhà vệ sinh theo quy định, đảm bảo nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu về số lượng người sống và làm việc tại bè theo quy định nhằm đảm bảo về môi trường và an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi.
6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ quản lý ngành có kỹ năng, kiến thức chuyên môn xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và công tác dân vận.
- Đảm bảo triển khai tốt kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho ngư dân, tổ chức cho ngư dân tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả tại các vùng/địa phương trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào sản xuất của cơ sở (nếu phù hợp). Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn văn bản QPPL, về tác động của môi trường do biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, đảm bảo môi trường vùng nuôi để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao tay nghề trong hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ngày một tốt hơn.
7. Giải pháp tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại:
- Thành lập tổ hợp tác nuôi thủy sản để gắn kết trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, chung tay quản lý môi trường, nguồn nước, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp nguồn giống thủy sản đảm bảo chất lượng, sạch bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền không sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm, thuốc tăng trưởng vào trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào dịch vụ chuỗi tiêu thụ sản phẩm thủy sản, làm cầu nối gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và các tổ chức dịch vụ ở thị trường; hỗ trợ các chính sách phù hợp cho chuỗi sản xuất có hiệu quả.
- Đầu tư phát triển các khu trung tâm phục vụ thương mại như: Chợ đầu mối thủy sản, phối hợp, liên kết với các thành phố lớn để trưng bày sản phẩm, tổ chức và hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia các gian hàng tại các hội chợ triển lãm, các sự kiện nhằm quảng bá sản phẩm nuôi trồng thủy sản lồng bè.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, nhanh chóng xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản trên các kênh thông tin nhằm hướng đến xuất khẩu các mặt hàng nuôi thủy sản lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Nâng cao sự nhận thức về luật pháp cho các tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống thủy sản nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức cắm mốc nhận dạng các vùng nuôi, bàn giao thực địa cho các địa phương để nhận dạng và phân biệt ranh giới các tiểu khu để thuận tiện trong việc bố trí các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản theo quy định.
- Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Hướng dẫn các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân chấp hành thực hiện thủ tục đăng ký nuôi theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về kỹ thuật, giải pháp nuôi hiệu quả và thực hiện công tác quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi.
- Là cơ quan đầu mối triển khai Kế hoạch, có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện về UBDN tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tổ chức hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm tra chặt chẽ nguồn nước xả thải các cơ sở chế biến hải sản nằm gần các khu vực nuôi trồng thủy sản; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Giao thông vận tải:
Tổ chức tuyên truyền cho các hộ nuôi cá lồng bè hiểu rõ và chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa. Yêu cầu chủ bè cá phải cam kết thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Phân định luồng lạch giao thông, đặt biển hiệu quy định rõ ràng, thực hiện việc kiểm tra và xử lý nghiêm việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy.
4. Các sở, ban, ngành liên quan:
Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư để thực hiện công tác cắm phao nhận dạng tại các khu vực nuôi mở rộng. Các sở, ban, ngành khác tùy theo chức năng và nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các nội dung của quy hoạch.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào, quản lý chặt các đối tượng là người nước ngoài hoạt động trên bè nuôi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo qui định.
6. UBND thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức công bố kế hoạch các vùng nuôi chi tiết trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện thẩm định hồ sơ, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định hiện hành.
- Tổ chức, hướng dẫn thành lập các tổ tự quản theo mô hình quản lý cộng đồng nuôi lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhằm bảo vệ môi trường nuôi, phòng chống dịch bệnh, kịp thời xử lý các tình huống khi cá và nhuyễn thể bị thiệt hại, giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại cho cộng đồng vùng nuôi.
- Tổ chức, quản lý địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp phát sinh thêm bè nuôi mới.
Trên đây là Kế hoạch khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông thuộc địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, đề nghị các Sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai kế hoạch, cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch nuôi, định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời phản ánh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn phát triển của địa phương./.
Bảng 1: Tiểu khu 1 – Sông Rạng
Tiểu khu 1 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
Tiểu khu 1A Thuộc địa bàn phường Kim Dinh, TP Bà Rịa |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-1.1-CV |
1157194 |
430727 |
Khu vực nuôi cũ |
|
NT-1.2-CV |
1157124 |
430743 |
||
NT-1.3-CV |
1157026 |
430758 |
||
NT-1.4-CV |
1156693 |
430754 |
||
NT-1.5-CV |
1156679 |
430912 |
||
NT-1.6-CV |
1157230 |
430806 |
||
1 |
1157194 |
0430727 |
Khu vực mở rộng |
|
2 |
1157319 |
0430685 |
||
3 |
1157523 |
0430587 |
||
4 |
1157534 |
0430618 |
||
5 |
1157336 |
0430717 |
||
6 |
1157216 |
0430771 |
||
Tiểu khu 1B, thuộc địa bàn xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu. |
NT-1.1-CV |
1156693 |
430754 |
Khu vực nuôi cũ |
NT-1.2-CV |
1156521 |
430744 |
||
NT-1.3-CV |
1156518 |
430899 |
||
NT-1.4-CV |
1156679 |
430912 |
Bảng 2: Tiểu khu 2 – Sông Rạng
Tiểu khu 2 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 2 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-2.1-CV |
1157313 |
430524 |
|
|
NT-2.2-CV |
1157153 |
430617 |
|
|
NT-2.3-CV |
1156967 |
430648 |
|
|
NT-2.4-CV |
1156756 |
430661 |
|
|
NT-2.5-CV |
1156584 |
430621 |
|
|
NT-2.6-CV |
1156374 |
430577 |
|
|
NT-2.7-CV |
1156223 |
430545 |
|
|
NT-2.8-CV |
1156096 |
430503 |
|
|
NT-2.9-CV |
1156138 |
430397 |
|
|
NT-2.10-CV |
1156537 |
430520 |
|
|
NT-2.11-CV |
1156887 |
430600 |
|
|
NT-2.12-CV |
1157297 |
430486 |
|
|
1 |
1157313 |
0430524 |
Khu vực mở rộng |
|
2 |
1157580 |
0430376 |
||
3 |
1157560 |
0430297 |
||
4 |
1157297 |
0430486 |
||
5 |
1157313 |
0430524 |
Bảng 3: Tiểu khu 3 – sông Chà Và
Tiểu khu 3 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 3 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-3.1-CV |
1155004 |
430754 |
|
|
NT-3.2-CV |
1155176 |
430713 |
|
|
NT-3.3-CV |
1155362 |
430676 |
|
|
NT-3.4-CV |
1155528 |
430644 |
|
|
NT-3.5-CV |
1155725 |
430570 |
|
|
NT-3.6-CV |
1155722 |
430454 |
|
|
NT-3.7-CV |
1155390 |
430490 |
|
|
NT-3.8-CV |
1155155 |
430604 |
|
Bảng 4: Tiểu khu 4 – sông Chà Và
Tiểu khu 4 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 4 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-4.1-CV |
1155735 |
430748 |
|
|
NT-4.2-CV |
1155593 |
430805 |
|
|
NT-4.3-CV |
1155443 |
430873 |
|
|
NT-4.4-CV |
1155251 |
430877 |
|
|
NT-4.5-CV |
1155066 |
430889 |
|
|
NT-4.6-CV |
1154822 |
430819 |
|
|
NT-4.7-CV |
1154581 |
430571 |
|
|
NT-4.8-CV |
1154559 |
430548 |
|
|
NT-4.9-CV |
1154429 |
430345 |
|
|
NT-4.10-CV |
1154274 |
430134 |
|
|
NT-4.11-CV |
1155734 |
430901 |
|
|
NT-4.12-CV |
1154330 |
430518 |
|
|
NT-4.13-CV |
1154412 |
430640 |
|
|
NT-4.14-CV |
1154430 |
430667 |
|
|
NT-4.15-CV |
1154525 |
430802 |
|
|
NT-4.16-CV |
1154840 |
430967 |
|
|
NT-4.17-CV |
1155266 |
431086 |
|
|
NT-4.18-CV |
1155392 |
431077 |
|
Bảng 5: Tiểu khu 5 – sông Chà Và
Tiểu khu 5 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 5 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-5.1-CV |
1154605 |
430352 |
|
|
NT-5.2-CV |
1154698 |
430512 |
|
|
NT-5.3-CV |
1154807 |
430669 |
|
|
NT-5.4-CV |
1154897 |
430758 |
|
|
NT-5.5-CV |
1155001 |
430782 |
|
|
NT-5.6-CV |
1155020 |
430712 |
|
|
NT-5.7-CV |
1154936 |
430585 |
|
|
|
NT-5.8-CV |
1154861 |
430405 |
|
|
NT-5.9-CV |
1154781 |
430260 |
|
Bảng 6: Tiểu khu 6 – sông Chà Và
Tiểu khu 6 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 6 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-6.1-CV |
1154585 |
430364 |
|
|
NT-6.2-CV |
1154425 |
430055 |
|
|
NT-6.3-CV |
1154164 |
429742 |
|
|
NT-6.4-CV |
1154292 |
429654 |
|
|
NT-6.5-CV |
1154583 |
429962 |
|
|
NT-6.6-CV |
1154782 |
430245 |
|
Bảng 7: Tiểu khu 7 – sông Chà Và
Tiểu khu 7 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 7 |
NT-7.1-CV |
1154585 |
430364 |
|
NT-7.2-CV |
1154425 |
430055 |
|
|
NT-7.3-CV |
1154164 |
429742 |
|
|
NT-7.4-CV |
1154292 |
429654 |
|
|
NT-7.5-CV |
1154583 |
429962 |
|
|
NT-7.6-CV |
1154782 |
430245 |
|
Bảng 8: Tiểu khu 8 – sông Mũi Giui
Tiểu khu 8 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 8 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-8.1-CV |
1156466 |
431802 |
|
|
NT-8.2-CV |
1156403 |
431649 |
|
|
NT-8.3-CV |
1156346 |
431364 |
|
|
NT-8.4-CV |
1156340 |
431153 |
|
|
NT-8.5-CV |
1156357 |
430987 |
|
|
NT-8.6-CV |
1156403 |
430823 |
|
|
NT-8.7-CV |
1156381 |
430715 |
|
|
NT-8.8-CV |
1156211 |
430663 |
|
|
NT-8.9-CV |
1156049 |
430640 |
|
|
NT-8.10-CV |
1156048 |
430770 |
|
|
NT-8.11-CV |
1156184 |
430791 |
|
|
NT-8.12-CV |
1156245 |
430922 |
|
|
NT-8.13-CV |
1156277 |
431385 |
|
|
NT-8.14-CV |
1156342 |
431655 |
|
|
NT-8.15-CV |
1156403 |
431822 |
|
|
1 |
1156466 |
0431802 |
Khu vực mở rộng |
|
2 |
1156766 |
0432168 |
||
3 |
1156734 |
0432213 |
||
4 |
1156403 |
0431822 |
||
5 |
1156466 |
0431802 |
Bảng 9: Tiểu khu 9 – sông Dinh
Tiểu khu 9 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 9 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-1.1-SD |
1154668 |
433991 |
|
|
NT-1.2-SD |
1154679 |
433921 |
|
|
NT-1.3-SD |
1154831 |
434003 |
|
|
NT-1.4-SD |
1154954 |
434044 |
|
|
NT-1.5-SD |
1155124 |
434123 |
|
|
NT-1.6-SD |
1155274 |
434285 |
|
|
NT-1.7-SD |
1155386 |
434408 |
|
|
NT-1.8-SD |
1155464 |
434346 |
|
|
NT-1.9-SD |
1155324 |
434192 |
|
|
NT-1.10-SD |
1155089 |
434036 |
|
|
NT-1.11-SD |
1154836 |
433949 |
|
Bảng 10: Tiểu khu 10 – sông Dinh
Tiểu khu 10 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 10 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
NT-2.1-SD |
1156483 |
436036 |
|
|
NT-2.2-SD |
1156263 |
436054 |
|
|
NT-2.3-SD |
1156012 |
436054 |
|
|
NT-2.4-SD |
1155805 |
436034 |
|
|
NT-2.5-SD |
1155574 |
435982 |
|
|
NT-2.6-SD |
1155560 |
435935 |
|
|
NT-2.7-SD |
1155816 |
435984 |
|
|
NT-2.8-SD |
1156020 |
436004 |
|
|
NT-2.9-SD |
1156267 |
436001 |
|
|
NT-2.10-SD |
1156480 |
435990 |
|
Bảng 11: Tiểu khu 11 – sông Dinh
Tiểu khu 11 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 11 |
1 |
1155462 |
0435240 |
Khu vực mở rộng |
2 |
1155413 |
0435800 |
||
3 |
1155498 |
0435855 |
||
4 |
1155536 |
0435184 |
||
5 |
1155462 |
0435240 |
Bảng 12: Tiểu khu 12 – sông Dinh
Tiểu khu 12 |
Hệ tọa độ VN2000 |
Ghi chú |
||
TK 12 |
Ký hiệu |
X |
Y |
|
1 |
1154680 |
0434093 |
|
|
2 |
1154682 |
0434151 |
|
|
3 |
1154918 |
0434182 |
|
|
4 |
1155074 |
0434287 |
|
|
5 |
1155239 |
0435068 |
|
|
6 |
1155331 |
0435045 |
|
|
7 |
1155110 |
0434271 |
|
|
8 |
1155043 |
0434192 |
|
|
9 |
1155875 |
0434124 |
|
|
10 |
1154680 |
0434093 |
|
Bảng 13: Tiểu khu 13 sông Cỏ May – Cửa lấp
(Bờ phải, hướng đi từ cầu Cỏ May)
Stt Các điểm |
Tọa độ VN 2000 |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||
1 |
1156343 |
0437680 |
|
2 |
1156437 |
0437804 |
|
3 |
1156458 |
0437893 |
|
4 |
1156418 |
0437993 |
|
5 |
1156252 |
0438069 |
|
6 |
1155936 |
0438057 |
|
7 |
1155739 |
0438204 |
|
8 |
1155430 |
0438922 |
|
9 |
1155360 |
0439094 |
|
10 |
1154769 |
0439453 |
|
11 |
1154680 |
0439636 |
|
12 |
1154656 |
0439623 |
|
13 |
1154760 |
0439426 |
|
14 |
1155307 |
0439081 |
|
15 |
1155710 |
0438169 |
|
16 |
1155964 |
0438026 |
|
17 |
1156249 |
0438043 |
|
18 |
1156397 |
0437982 |
|
19 |
1156440 |
0437885 |
|
20 |
1156417 |
0437818 |
|
21 |
1156289 |
0437728 |
|
22 |
1156343 |
0437680 |
|
Bảng 14: Tiểu khu 14 sông Cỏ May – Cửa Lấp
Stt Các điểm |
Tọa độ VN 2000 |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||
1 |
1154493 |
0440261 |
|
2 |
1154359 |
0440573 |
|
3 |
1154130 |
0440743 |
|
4 |
1153944 |
0440758 |
|
5 |
1153832 |
0440703 |
|
6 |
1153646 |
0440515 |
|
7 |
1153694 |
0440490 |
|
8 |
1153854 |
0440673 |
|
9 |
1153978 |
0440720 |
|
10 |
1154130 |
0440688 |
|
11 |
1154310 |
0440548 |
|
12 |
1154454 |
0440246 |
|
13 |
1154493 |
0440261 |
|
Bảng 15: Tiểu khu 15 sông Cỏ May – Cửa Lấp
Stt Các điểm |
Tọa độ VN 2000 |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||
1 |
1152292 |
0440072 |
|
2 |
1152491 |
0439657 |
|
3 |
1152525 |
0439519 |
|
4 |
1152501 |
0439091 |
|
5 |
1152537 |
0438892 |
|
6 |
1152676 |
0438826 |
|
7 |
1153009 |
0438741 |
|
8 |
1153259 |
0438640 |
|
9 |
1153385 |
0438460 |
|
10 |
1153409 |
0438242 |
|
11 |
1153440 |
0438241 |
|
12 |
1153442 |
0438437 |
|
13 |
1153378 |
0438595 |
|
14 |
1153164 |
0438760 |
|
15 |
1152863 |
0438845 |
|
16 |
1152561 |
0438906 |
|
17 |
1152528 |
0439088 |
|
18 |
1152585 |
0439505 |
|
19 |
1152541 |
0439703 |
|
20 |
1152337 |
0440086 |
|
21 |
1152292 |
0440072 |
|
Bảng 16: Tiểu khu 16.1 rạch Cây Khế
(Bờ phải, hướng đi từ sông cửa lấp)
Stt Các điểm |
Tọa độ VN 2000 |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||
1 |
1153439 |
0438202 |
|
2 |
1153560 |
0438253 |
|
3 |
1153674 |
0438276 |
|
4 |
1153762 |
0438246 |
|
5 |
1153795 |
0438198 |
|
6 |
1153809 |
0438108 |
|
7 |
1153820 |
0437985 |
|
8 |
1153946 |
0437813 |
|
9 |
1153999 |
0437740 |
|
10 |
1154014 |
0437530 |
|
11 |
1154004 |
0437370 |
|
12 |
1154016 |
0437370 |
|
13 |
1154028 |
0437439 |
|
14 |
1154029 |
0437539 |
|
15 |
1154032 |
0437680 |
|
16 |
1154017 |
0437744 |
|
17 |
1153962 |
0437823 |
|
18 |
1153833 |
0437991 |
|
19 |
1153841 |
0438072 |
|
20 |
1153844 |
0438143 |
|
21 |
1153828 |
0438205 |
|
22 |
1153786 |
0438268 |
|
Bảng 17: Tiểu khu 16.2 rạch Cây Khế
(Bờ trái, hướng đi từ sông Cửa Lấp)
Stt Các điểm |
Tọa độ VN 2000 |
Ghi chú |
|
X |
Y |
||
1 |
1153442 |
0438170 |
|
2 |
1153612 |
0438244 |
|
3 |
1153668 |
0438253 |
|
4 |
1153726 |
0438237 |
|
5 |
1153748 |
0438220 |
|
6 |
1153779 |
0438129 |
|
7 |
1153796 |
0438010 |
|
8 |
1153803 |
0437972 |
|
9 |
1153846 |
0437906 |
|
10 |
1153948 |
0437793 |
|
11 |
1153957 |
0437773 |
|
12 |
1153990 |
0437652 |
|
13 |
1153991 |
0437545 |
|
14 |
1153989 |
0437456 |
|
15 |
1153972 |
0437411 |
|
16 |
1153957 |
0437418 |
|
17 |
4453972 |
0437456 |
|
18 |
1153970 |
0437543 |
|
19 |
1153977 |
0437652 |
|
20 |
1153935 |
0437774 |
|
21 |
1153822 |
0437890 |
|
22 |
1153769 |
0437985 |
|
23 |
1153753 |
0438123 |
|
24 |
1153735 |
0438202 |
|
25 |
1153700 |
0438230 |
|
26 |
1153632 |
0438216 |
|
27 |
1153458 |
0438146 |
|
28 |
1153442 |
0438170 |
|