Quyết định 780/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 780/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/05/2013
Ngày có hiệu lực 10/05/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Văn Thanh
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 780/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn”;

Căn cứ vào Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 28/8/2012 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khoá XI);

Căn cứ Công văn số 2258/BGDĐT-GDCN, ngày 05/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp giữa cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp với trung tâm giáo dục thường xuyên trong tổ chức đào tạo trung cấp chuyên nghiệp;

Xét Tờ trình số 381/TTr-SGDĐT-GDCN-GDTX, ngày 01/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (kèm theo đề án).

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thanh

 

ĐỀ ÁN

PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 780/QĐ-UBND, ngày 10/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

I. THỰC TRẠNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU THCS:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trong học cơ sở và xoá mù chữ. Tuy nhiên, việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh ta chưa hợp lý, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề thấp, số học sinh đi lao động chưa qua đào tạo còn cao. Năm 2012, chỉ có 0,53% học sinh học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), 3,57% tham gia học nghề, đồng thời còn 1,60% (880 em) tỷ lệ bỏ học của học sinh bậc THCS. Đây là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, để thu hút học sinh vào các trường nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp, giảm tỷ lệ bỏ học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Biểu tổng hợp học sinh sau THCS:

Các chỉ số/Năm học

2009 - 2010

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

Số lớp 9

419

412

426

343

Số học sinh lớp 9

13.370

12.971

13.571

10.378

Số học sinh tốt nghiệp

13.392/13.441

12.990/13.011

13.576/13.619

 

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS

99,63 %

99,84 %

99,68 %

 

Phân luồng học sinh sau THCS trong 3 năm học

THPT

 

11.994/13.392

11.453/12.990

11.110/13.576

Tỷ lệ

 

89,56 %

88,17 %

81,8 %

GDTX

 

13 lớp

246 HV

13 lớp

260 Hv

42 lớp

1.292 HV

Tỷ lệ

 

1,8 %

2 %

9,5 %

GDNN (TCCN +

học nghề)

 

96

198

556 (TCCN 72: 0,53%;

nghề 484: 3,57%)

Tỷ lệ

 

0,07 %

1,5 %

4,1 %

Luồng khác

 

1.056

1.079

1.149

Tỷ lệ

 

7,9 %

8,3 %

8,5 %

II. MỤC TIÊU CHUNG:

- Tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội.

- Hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của học sinh, gia đình và xã hội.

- Định hướng để học sinh chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học phổ thông hoặc học nghề phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của các em và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

- Phấn đấu đến năm 2015 phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào:

[...]