ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/CT-UBND
|
Bình Thuận, ngày
14 tháng 3 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ
THỰC HIỆN PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục
và đào tạo tỉnh nhà đã có những chuyển biến tích cực trong công tác định hướng
nghề nghiệp và phân luồng học sinh, nhất là đối tượng học sinh sau trung học cơ
sở. Nhất là từ khi triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và
đào tạo đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 29
tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tỷ lệ học sinh sau THCS
vào học THPT giảm dần qua từng năm và số lượng học sinh sau THCS tham gia học
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên tăng lên.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa
chừng ở cấp THCS và THPT còn cao; tỷ lệ học sinh sau THCS (không vào được THPT)
tham gia học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên có tăng nhưng
vẫn còn thấp… nguyên nhân là do nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối
với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; nhiều gia đình và học sinh không lượng sức
học của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm;
bên cạnh đó, sự nghèo nàn trong hệ thống thông tin, nhất là thông tin hướng
nghiệp và thông tin về thị trường lao động và thiếu việc làm trên thị trường
lao động… đã có ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực hiện phân luồng học sinh
sau THCS.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác phân
luồng học sinh sau THCS, theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) tại
Kế hoạch số 94-KH/TU ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc thực hiện Chỉ thị số
10-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,
củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh, sinh viên sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, gắn
với tăng cường tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ trong các trường học.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị về công
tác phân luồng học sinh sau THCS với nội dung như sau:
1. Quan điểm:
Xác định phân luồng học sinh sau THCS
là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp
tục được giáo dục và đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau phù
hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động
sản xuất, gồm: giáo dục THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và
tham gia lao động sản xuất. Phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp thực hiện
hợp lý hóa xu hướng phân hóa của học sinh sau THCS trên cơ sở năng lực học tập,
nguyện vọng của học sinh và nhu cầu xã hội.
2. Định hướng:
- Đến năm 2015:
+ Hàng năm có tối đa 75% học sinh tốt
nghiệp THCS tiếp tục học THPT;
+ Hàng năm có 25% học sinh tốt nghiệp
THCS tham gia học nghề, văn hóa - nghề, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường
xuyên.
- Đến năm 2020:
+ Hàng năm có tối đa 70% học sinh tốt
nghiệp THCS tiếp tục học THPT;
+ Hàng năm có 30% học sinh tốt nghiệp
THCS tham gia học nghề, văn hóa - nghề, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường
xuyên.
3. Nhiệm vụ
Thực hiện phân luồng học sinh sau
THCS là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong đó, vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và đào tạo, ngành lao
động - thương binh và xã hội là nòng cốt, quyết định trực tiếp đến chất lượng,
hiểu quả thực hiện; mặt trận và đoàn thể các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội
và các ngành liên quan là cơ quan phối hợp, hỗ trợ, nhất là trong công tác
tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, huy động toàn xã hội cùng quan
tâm và tích cực hưởng ứng thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau THCS.
4. Giải pháp:
4.1. Công tác tuyên truyền, hướng
nghiệp:
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong và ngoài
nhà trường để các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận thức về trách nhiệm
và tầm quan trọng của thực hiện phân luồng học sinh sau THCS; đồng thời, giúp
các bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và
cơ hội học tập, làm việc là yêu cầu trong quá trình bảo đảm cơ cấu hợp lý nguồn
nhân lực xã hội;
- Tăng cường giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh lớp 8, lớp 9, giúp học sinh hiểu rõ hơn về khả năng bản thân và điều
kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS; đồng thời,
giúp học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, xem xét đến hoàn cảnh
gia đình để chọn hướng đi cho phù hợp.
4.2. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ - giáo viên:
- Tập trung các nguồn lực để đầu tư
xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác đào tạo nghề,
đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp; hướng
đến nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, giải quyết việc làm
theo địa chỉ cụ thể; trong đó chú trọng việc ký kết thực hiện giữa cơ sở đạo tạo
với các doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo, cung ứng lao động và giải quyết việc
làm;
- Tăng cường kêu gọi các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân tiếp tục đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo;
- Thực hiện đào tạo và tuyển dụng vị
trí giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Hạn chế
việc sử dụng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp không qua đào tạo hoặc
đào tạo sai chuyên ngành để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp
trong các trường trung học, cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp …;
- Phát triển mô hình dạy chữ và dạy
nghề (văn hóa - nghề), tiến tới sáp nhập các Trung tâm Giáo dục thường xuyên -
Hướng nghiệp với Trung tâm dạy nghề cấp huyện để đáp ứng yêu cầu phân luồng học
sinh sau THCS.
4.3. Điều tiết phân luồng bằng các
chính sách:
- Có chính sách khuyến khích để học
sinh sau THCS tham gia học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề thông qua chế độ
tuyển sinh, chính sách học bổng và học phí; chính sách vay vốn học tập và lập
nghiệp sau khi ra trường;
- Thực hiện bình đẳng trong đào tạo
nâng cao trình độ và tuyển dụng lao động, không phân biệt đối xử đối với những
người sau THCS tham gia học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc giáo dục thường
xuyên, tạo điện kiện để đối tượng này tiếp tục học tập nâng cao trình độ và tìm
việc làm theo khả năng và nhu cầu.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Các sở, ngành cấp tỉnh căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao để có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chỉ thị này
tại ngành mình; hàng năm tổ chức rà soát, xác định nhu cầu lao động cần bổ sung
trên các lĩnh vực thuộc ngành quản lý, gắn với địa chỉ sử dụng cụ thể để thông
tin cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp,
hướng dẫn các cơ sở giáo dục dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác
hướng nghiệp hàng năm cho học sinh THCS. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết
quả thực hiện tại ngành, địa phương mình cho Sở Giáo dục và Đào tạo để theo
dõi, tổng hợp.
5.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai
thực hiện Chỉ thị này trong toàn ngành giáo dục và đào tạo;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục
chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, các trường THCS
trên địa bàn tỉnh (cả trong và ngoài công lập) xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ
chức thực hiện nội dung Chỉ thị này tại từng trường;
+ Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên -
Hướng nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề có kế hoạch
phối hợp cụ thể, định kỳ hàng năm tổ chức các đợt tư vấn hướng nghiệp, định hướng
nghề nghiệp trong học sinh THCS (học sinh lớp 8 và lớp 9) với nhiều hình thức
và phương pháp. Công tác hướng nghiệp cần chú ý phân tích, làm rõ yêu cầu và sự
cần thiết của việc phân luồng học sinh sau THCS, giúp các bậc cha, mẹ học sinh
và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc;
giúp học sinh tự đánh giá đúng khả năng học tập của bản thân, xem xét đến hoàn
cảnh gia đình để chọn hướng đi cho phù hợp là tiếp tục học THPT hoặc tham gia học
nghề (ngắn hạn, dài hạn), văn hóa - nghề, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường
xuyên; quan tâm động viên, định hướng cho các học sinh có học lực yếu, kém tham
gia học nghề (ngắn hạn, dài hạn), văn hóa - nghề, trung cấp chuyên nghiệp;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục
chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo; đồng thời, xây dựng nội dung chương trình, mở rộng ngành nghề đào tạo
theo hướng đa dạng cho đối tượng người học là học sinh mới tốt nghiệp THCS. Thường
xuyên liên hệ, xây dựng quy chế phối hợp, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh để đào tạo, cung ứng lao động gắn với địa chỉ sử dụng cụ thể;
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp, Trung tâm Dạy nghề cấp
huyện thành đơn vị mới theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để phát huy tốt hơn hiệu quả trong hoạt động;
- Tiếp tục đổi mới công tác tuyển
sinh vào lớp 10 THPT, bảo đảm theo tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS đã định
hướng. Đồng thời, nghiên cứu có hình thức cụ thể để tiến tới bắt buộc học sinh
sau THCS nếu có học lực từ trung bình yếu trở xuống thì không được tiếp tục học
THPT mà phải chuyển qua học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp hoặc giáo dục thường
xuyên;
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung,
yêu cầu công tác tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh từ
năm 2014 được phê duyệt tại Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh; đồng thời, thực hiện việc đánh giá hiệu quả của công tác đổi
mới tuyển sinh qua từng năm học; tham mưu ban hành chính sách dành riêng cho học
sinh dân tộc thiểu số tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
5.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án khảo
sát nhu cầu việc làm tại các địa phương, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
… trên địa bàn tỉnh hàng năm để nắm bắt số liệu, nhu cầu lao động cụ thể, làm
cơ sở để các cơ sở giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, dạy nghề … chủ động
trong công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh sau THCS; gắn kết công tác
phân luồng học sinh sau THCS với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm
hàng năm, ưu tiên cho đối tượng học sinh sau THCS học các khóa đào tạo nghề cho
lao động nông thôn;
- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, chương trình và đa dạng hóa ngành nghề
đào tạo; tăng cường mở các khóa văn hóa - nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS.
5.3. Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường
Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Y tế: quan tâm đổi mới chương trình, nội dung giảng
cùng với việc đổi mới hình thức tổ chức lớp học để tạo điều kiện tốt hơn cho
người học, mở rộng không gian học, thời gian học, mọi lúc, mọi nơi. Đánh giá thực
trạng và đề xuất kế hoạch xây dựng, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy và học tại đơn vị mình; đẩy mạnh việc dạy bổ túc văn hóa
trung học phổ thông gắn với dạy nghề; có định hướng cụ thể và tạo điều kiện thuận
lợi để học sinh được học liên thông lên các cấp học cao hơn.
5.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên - hướng
nghiệp; đẩy mạnh kêu gọi phát triển xã hội hóa lên lĩnh vực giáo dục chuyên
nghiệp, dạy nghề.
5.5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể tỉnh có kế hoạch cụ thể phối hợp, hỗ trợ Sở Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nội
dung Chỉ thị này.
5.6. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội
dung Chỉ thị này đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm huy động sức
mạnh của hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân luồng
học sinh sau THCS, nhất đối với cha mẹ học sinh và học sinh THCS; thông tin, phản
ánh kịp thời những mô hình, tập thể, cá nhân tổ chức triển khai hiệu quả để
nhân rộng, biểu dương, khen thưởng.
5.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai
thực hiện Chỉ thị này tại địa phương mình (xong trong tháng 4 năm 2014, gửi về
Sở Giáo dục và Đào tạo). Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tại
ngành, địa phương mình cho Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, tổng hợp;
- Căn cứ hướng dẫn của Sở Giáo dục và
Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề, các trường THCS trực
thuộc tổ chức thực hiện nội dung Chỉ thị này;
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp Trung tâm Dạy nghề trực thuộc phối hợp với Phòng Giáo dục
và Đào tạo tổ chức khảo sát các nhu cầu lao động tại địa phương, làm cơ sở để
thực hiện định hướng nghề nghiệp và dạy nghề cho học sinh sau THCS gắn với địa
chỉ sử dụng cụ thể;
- Chỉ đạo các trường THCS phải thực
hiện nghiêm túc hoạt động thi cử, đánh giá năng lực học tập của học sinh, phân
công giáo viên chuyên trách hướng nghiệp có năng lực và tâm huyết để hướng dẫn
cụ thể cho học sinh. Thường xuyên theo dõi tình hình dạy học, hướng nghiệp đối
với các học sinh đang học tại các nhà trường THCS; đồng thời, chỉ đạo các trường
thực hiện công tác phân luồng sau THCS theo kế hoạch.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức
triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; định kỳ 6 tháng,
hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này cho Ủy ban nhân dân tỉnh
để theo dõi, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
|