Quyết định 768/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 768/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 14/03/2014
Ngày có hiệu lực 14/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Giáo dục

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 768/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRỞ THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Công văn số 1317/TTg-KGVX ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm của mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Nghị quyết số 34-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải về định hướng, giải pháp phát triển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia;

Xét đ nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tại Công văn số 69/CV-ĐHHHVN ngày 11 tháng 02 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thành trường đại học trọng điểm quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu khu vực ASEAN, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển theo lộ trình: Phấn đấu đến năm 2020 là một trong 10 trường Đại học hàng đầu của Việt Nam; đến năm 2025 đạt trình độ ngang bằng với các trường Đại học Hàng hải của các nước phát triển trong khối ASEAN; đến năm 2030 ngang bằng với trình độ của các trường trong khối các trường Đại học Hàng hải khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Hàn quốc, Trung Quốc, Nga...); có đủ khả năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước, nghiên cứu, thực nghiệm các công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển và hải dương học phục vụ cho nhu cầu dân dụng và quân sự; thu hút được học viên từ các nước trong khu vực và thế gii.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên

Đ đáp ứng quy mô đào tạo phát triển từ nay cho đến năm 2025, số lượng giảng viên cần có của Nhà trường như sau:

STT

Giai đoạn

Thng kê s lượng theo học hàm / học vị

Tổng số

GS / PGS

TSKH / TS

Thạc sỹ

Kỹ sư/
Cử nhân

1.

Đến năm 2020

50

120

445

325

897

2.

Đến năm 2025

80

200

630

325

1.200

Với đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện tại, Nhà trường cần được đầu tư để bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy và học tập, tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng vai trò then chốt trong chiến lược đưa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế biển không chỉ trong nước mà còn tiến tới tầm châu lục. Nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên từ nay cho đến năm 2025 như sau:

STT

Giai đoạn

Số lượng CBGV cần đào tạo

Nhu cầu kinh phí đào tạo
(triệu đồng)

Tiến sỹ

Thạc sỹ

1.

Đến năm 2020

41

136

74.739

2.

Đến năm 2025

82

185

65.218

Tổng số:

123

321

139.957

b) Phát triển đào tạo

- Đào tạo đại học

Căn cứ Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng 2006- 2020 và định hướng phát triển của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến 2030, quy mô đào tạo của Nhà trường xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng chất lượng như: số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý nhà trường…, đồng thời được cân đối phù hợp với đặc điểm riêng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo và năng lực quản lý để bảo đảm chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Do đó, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ bao gồm 35 chuyên ngành với số lượng sinh viên lên đến 18.500 sinh viên đại học chính quy vào năm 2020 và 24.000 sinh viên đại học chính quy vào năm 2025, theo đó số lượng sinh viên đại học quy đổi theo hình thức đào tạo chính quy của Nhà trường là 35.000 sinh viên.

- Đào tạo sau đại học

Đ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của đất nước, đào tạo sau đại học phải mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo hàng năm tăng từ 10 đến 15%.

Liên kết với một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đào tạo sau đại học các chuyên ngành Trường chưa có nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế biển của đất nước nói riêng.

- Đào tạo nghề

[...]