Quyết định 767/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt danh mục Dự án do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 767/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 03/06/2015 |
Ngày có hiệu lực | 03/06/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Lĩnh vực | Đầu tư |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 767/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN DO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP QUỐC (UNDP) TÀI TRỢ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2856/BKHĐT-KTĐN ngày 14 tháng 5 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” do UNDP tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) với các nội dung chính sau:
1. Cơ quan chủ quản Dự án: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chủ Dự án: Trung tâm Phát triển công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Ralaco); Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Schreder; Hội chiếu sáng Việt Nam; Hội Bảo tồn và sử dụng năng lượng hiệu quả Việt Nam.
2. Mục tiêu của Dự án: Giảm thiểu mức phát thải GHG thông qua việc chuyển đổi thị trường chiếu sáng Việt Nam hướng tới sử dụng nhiều hơn các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước. Mức giảm phát thải CO2eq trực tiếp được ước tính là 623 tấn CO2. Mức giảm phát thải trực tiếp sau dự án được ước tính là 69,38 ktonnes CO2 từ việc ứng dụng các sản phẩm chiếu sáng LED được nhận trợ giúp kỹ thuật trong vòng đời dự án nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc dự án. Mức giảm phát thải gián tiếp được ước tính là 5.154 ktonnes CO2eq cộng dồn trong 10 năm sau khi kết thúc dự án.
3. Các kết quả chính của Dự án:
a) Lộ trình quốc gia về phát triển ngành chiếu sáng công nghệ LED được đánh giá hai năm một lần; Các tiêu chuẩn về chiếu sáng LED được hoàn thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế; Các Bộ Quy chuẩn về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả được cập nhật, bao gồm cả việc sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED; Hệ thống giám sát và đánh giá các hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được phê duyệt; Các sản phẩm chiếu sáng LED được cấp nhãn mác và giấy chứng nhận chất lượng.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nhằm tăng cường công tác đánh giá đèn LED và các ứng dụng của sản phẩm chiếu sáng LED, phổ biến bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án thử nghiệm; Thực hiện chương trình nâng cao năng lực cho các đơn vị nghiên cứu & triển khai (R&D) về các sản phẩm chiếu sáng LED.
c) Hoàn thành các thiết kế khả thi về sản xuất các sản phẩm chiếu sáng LED tại Việt Nam, các dự án trình diễn chiếu sáng bằng đèn LED trong nhà và ngoài trời.
d) Các dự án trình diễn ứng dụng chiếu sáng bằng đèn LED được thực hiện.
4. Thời gian thực hiện: 4 năm kể từ khi Dự án được phê duyệt
Địa bàn thực hiện: Toàn quốc
5. Tổng hạn mức vốn của Dự án: 8.146.794 USD
a) Vốn ODA do GEF viện trợ không hoàn lại thông qua UNDP: 1.517.400 USD.
b) Vốn đối ứng bằng tiền mặt của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: 150.000 USD tương đương 3,15 tỷ đồng.
c) Vốn đồng tài trợ:
- Vốn đồng tài trợ bằng hiện vật từ cơ quan phối hợp thực hiện của Việt Nam tương đương 6.479.394 USD, trong đó:
+ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: 40.000 USD
+ Bộ Công Thương: 150.000 USD
+ Bộ Khoa học và Công nghệ - QUATEST 1: 100.000 USD
+ Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông: 2.236.300 USD