Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 758/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/02/2016
Ngày có hiệu lực 26/02/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Liêm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 758/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của y ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015;

Căn cứ Thông báo số 891/TB-VP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng y ban nhân dân Thành phố về Thông báo nội dung kết luận của Phó Chủ tịch y ban nhân dân Thành phố Lê Thanh Liêm tại cuộc họp về một số nội dung công tác trọng tâm của Ngành Nông nghiệp cuối năm 2015 và quý I/2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3148/TTr-SNN-KHTC ngày 22 tháng 12 năm 2015 về phê duyệt Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố HChí Minh giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để triển khai Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Hải quan Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
- TT/TU; TT/HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: PVP/CNN, ĐTMT, TM;
- Phòng CNN, TCTMDV;
- Lưu: VT, (CNN-Tg) MH

KT. CHỦ TỊCH
PH
Ó CHỦ TỊCH




Lê T
hanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
758/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của y ban nhân dân Thành phố)

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH LÂM SẢN

1. Đánh giá chung

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam nên việc mua bán, kinh doanh, chế biến lâm sản và xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Nhất là trong những năm gần đây khi nền kinh tế của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang được phục hồi, thu nhập của người dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm được làm bằng gỗ có xu hướng tăng cao nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong những năm gần đây đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã và đang đầu tư máy móc, trang thiết bị kỹ thuật vào lĩnh vực chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản, nhất là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm có chế tác tinh xảo.

2. Số liệu thống kê, điều tra, khảo sát một số chỉ tiêu chủ yếu

a) Số cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ và hàng mộc:

[...]