Quyết định 74/2021/QĐ-UBND quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 74/2021/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2021
Ngày có hiệu lực 10/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/2021/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BKHĐT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 719/TTr-SNV ngày 20 tháng 12 năm 2021 về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (sau đây viết tắt là Ban Quản lý) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.

3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham gia ý kiến, xây dựng trình các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện gồm:

a) Tham gia ý kiến với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp;

b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, Đề án thành lập, tổ chức lại Ban Quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đề án chuyển đổi, phát triển khu công nghiệp sinh thái và các mô hình khu công nghiệp mới;

d) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan khác để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa hoặc một cửa liên thông;

đ) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan;

2. Về quản lý đầu tư

a) Đăng ký đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản chủ trương đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư; định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

c) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp.

đ) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

e) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình: Xây dựng và phát triển khu công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp;

g) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp.

3. Về quản lý môi trường

[...]