ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 738/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
10 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số: 101/2017/NĐ-CP ngày 01
tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số: 01/2018/TT-BNV ngày 08
tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số:
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết số: 11-NQ/TU ngày 27/7/2016
của Tỉnh ủy Bắc Kạn về phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2016 - 2020; Chỉ thị số: 06-CT/TU ngày 22/4/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác giáo dục
và đào tạo; Nghị quyết số: 31/NQ-HĐND ngày 19/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về tăng cường hiệu quả sử dụng biên chế sự nghiệp đối với lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, y tế trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn
tại Tờ trình số: 700/TTr-SGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 -
2020.
Điều 2.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ,
chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 738/QĐ-UBND ngày 10/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn)
Để triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Chương trình hành động số: 04-CTr/TU ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2018 - 2020 (sau đây gọi chung là Kế hoạch) như sau:
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Các văn bản pháp lý
- Nghị quyết số: 11-NQ/TU ngày
27 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ Tư (khóa XI) về phát
triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành
động số: 04-CTr/TU ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Chỉ thị số: 06-CT/TU ngày 22 tháng 4 năm 2016
của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền với công tác giáo dục và đào tạo.
- Đề án phát triển giáo dục và
đào tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số:
1470/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Nghị quyết số: 31/NQ-HĐND ngày 19/5/2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về tăng cường hiệu quả sử dụng biên chế sự nghiệp đối
với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế trên địa bàn tỉnh; Báo cáo 20/BC-HĐND
ngày 19/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai
đoạn 2010 - 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Thực trạng và nguyên nhân
2.1. Thực trạng giáo viên phổ thông
- Kết thúc học kỳ I năm học 2017 - 2018, toàn
ngành có 3.903 giáo viên phổ thông (trong đó: Cấp Tiểu học 2.203; cấp THCS
1.188; cấp THPT 512).
- 100% giáo viên phổ thông đều đạt chuẩn về
trình độ đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đối với cấp tiểu học đạt
75,22%; THCS đạt 67,93%; THPT đạt 10,94%. Tuy nhiên, trình độ trên chưa thực sự
tương xứng với chất lượng và hiệu quả thực tế. Cụ thể, qua 02 đợt khảo sát đánh
giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên phổ thông (cấp THCS, THPT
năm 2016, cấp tiểu học năm 2017) cho thấy số giáo viên phổ thông có điểm khảo
sát đạt từ 05 trở lên thấp; số giáo viên có điểm khảo sát dưới 05 còn nhiều, chủ
yếu là đội ngũ giáo viên cấp tiểu học.
+ Kết quả khảo sát giáo viên THCS, THPT năm
2016: Số giáo viên tham gia khảo sát 1.359 (THCS: 980, THPT:
379). Số giáo viên đạt 05 điểm trở lên cấp THCS là 465/980, tỷ lệ 47%; cấp THPT
là 328/379, tỷ lệ 87%. Số giáo viên đạt điểm dưới 05 cấp THCS là 515/980, tỷ lệ
53%; cấp THPT là 51/379, tỷ lệ 13%.
+ Kết quả khảo sát giáo viên tiểu học năm 2017: Số giáo viên tham gia khảo sát: 1.814. Số giáo viên đạt 05 điểm trở lên
401/1814, tỷ lệ 22,11%; số giáo viên đạt điểm dưới 05 là 1413/1814, tỷ lệ
77,89%.
2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Do trước đây thiếu giáo viên phải thực hiện tuyển
dụng một số giáo viên đào tạo cấp tốc, tuyển giáo viên sư phạm tiểu học không
qua thi tuyển nên dẫn đến chất lượng đầu vào của một số giáo viên tiểu học thấp.
Mặt khác, các cơ sở giáo dục chưa xây dựng được vị trí việc làm
sát với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ; việc cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với quy hoạch và
yêu cầu của vị trí việc làm.
- Quy mô trường lớp nhỏ lẻ, phân tán nên giáo
viên ít có cơ hội trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hoạt động
sinh hoạt chuyên môn của một số cơ sở giáo dục chưa thật hiệu quả; việc phân
công giảng dạy ở một số trường chưa hợp lý (có những giáo viên chỉ chuyên dạy
theo khối, lớp đầu cấp hoặc cuối cấp,…); việc tự học, tự bồi dưỡng của một số
giáo viên chưa chủ động, tích cực, chưa bám sát vào yêu cầu thiết thực của cá
nhân cũng như thực tế giáo dục của địa phương; một số giáo viên chưa nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chưa tâm huyết với nghề.
- Công tác đánh giá giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng
thực chất năng lực của giáo viên, chưa tạo ra động lực để giáo viên khắc phục hạn
chế, phấn đấu vươn lên.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU
1. Đối tượng
Giáo viên đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa
bàn toàn tỉnh (sau đây gọi chung là giáo viên phổ thông), trong đó tập trung
vào các giáo viên có điểm khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ dưới
05 và giáo viên được hoãn tham gia khảo sát tại kỳ khảo sát giáo viên lần 01
(năm 2016 đối với cấp THCS, THPT và năm 2017 đối với cấp tiểu học).
2. Mục tiêu
- 100% giáo viên
phổ thông được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn hằng năm.
- 100% giáo viên các cấp tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông có điểm khảo sát dưới 05 và giáo viên được hoãn tham
gia khảo sát tại kỳ khảo sát giáo viên lần 01 được tiếp tục bồi dưỡng chuyên đề
và sát hạch lại. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án đào tạo lại hoặc có giải
pháp cụ thể đối với những giáo viên sau khi sát hạch lại không đạt yêu cầu.
III. NỘI
DUNG, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nội
dung, lộ trình thực hiện
1.1. Năm 2018
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2018 - 2020.
- Tập trung xây dựng mới và rà soát, điều chỉnh,
bổ sung tài liệu bồi dưỡng giáo viên đã ban hành, cụ thể:
+ Cấp tiểu học: Tổ chức biên soạn mới tài liệu bồi
dưỡng giáo viên đối với 02 môn Toán, Tiếng Việt và nghiệp vụ sư phạm (phương
pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh).
+ Cấp THCS, THPT: Rà soát, điều chỉnh và bổ sung
một số nội dung trong cuốn tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS do Hội đồng bộ môn
cấp THPT năm học 2016 - 2017 xây dựng và đang triển khai thực hiện tại các trường
có cấp THCS. Xây dựng nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm (phương pháp dạy
học và kỹ thuật dạy học) đối với giáo viên THCS.
- Chỉ đạo và tổ chức bồi dưỡng giáo viên các cấp
học, trong đó:
+ Đối với cấp tiểu học: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức bồi dưỡng 02 môn Toán, Tiếng Việt và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cốt
cán cấp tiểu học. Trên cơ sở đó, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức
bồi dưỡng giáo viên theo Kế hoạch.
+ Đối với cấp THCS, THPT: Sở Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tự bồi dưỡng và đánh giá giáo viên của
đơn vị, báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức kiểm tra tại các Phòng Giáo dục và Đào
tạo và các cơ sở giáo dục về công tác tổ chức bồi dưỡng, việc thực hiện nội
dung bồi dưỡng giáo viên và kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.
1.2. Năm 2019
- Tăng cường chỉ đạo và tiếp tục tổ chức bồi dưỡng
giáo viên phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó:
+ Cấp tiểu học: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục
tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công
tác tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong các cơ sở giáo dục.
+ Cấp trung học: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
và chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học (cấp tỉnh bồi
dưỡng cốt cán; cấp huyện đối với giáo viên THCS do các Phòng Giáo dục và Đào tạo
tổ chức; cấp trường đối với giáo viên THPT do các trường tổ chức). Chỉ đạo
các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tự bồi dưỡng gắn với các mô đun bồi dưỡng
thường xuyên theo quy định và đánh giá giáo viên của đơn vị, báo cáo kết quả về
Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi
dưỡng đối với giáo viên cấp tiểu học, THCS.
- Tổ chức kiểm tra tại các Phòng Giáo dục và Đào
tạo và các cơ sở giáo dục về công tác tổ chức bồi dưỡng, việc thực hiện nội
dung bồi dưỡng giáo viên và kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.
1.3. Năm 2020
- Tiếp tục chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên phổ
thông trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị tiếp
tục tăng cường công tác tự bồi dưỡng gắn với các mô đun bồi dưỡng thường xuyên
theo quy định và đánh giá giáo viên của đơn vị, báo cáo kết quả về Sở Giáo dục
và Đào tạo.
- Tiếp tục tổ chức kiểm tra tại các Phòng Giáo dục
và Đào tạo và các cơ sở giáo dục về việc thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên
và kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát lại giáo
viên các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có điểm khảo sát dưới
05 và giáo viên được hoãn tham gia khảo sát tại kỳ khảo sát giáo viên lần 1.
Trên cơ sở đó, xây dựng phương án đào tạo lại hoặc có giải pháp cụ thể đối với
những giáo viên sau khi sát hạch lại không đạt yêu cầu.
2. Kinh
phí thực hiện
Từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hằng
năm; tổng dự toán kinh phí thực hiện là là 570 triệu đồng (trong đó năm 2018 là
196 triệu đồng, năm 2019 là 110 triệu đồng, năm 2020 là 264 triệu đồng); chi tiết
theo biểu đính kèm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quán triệt, triển khai
thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh
theo quy định.
- Hằng năm xây dựng kế hoạch, dự
toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu bố trí kinh phí và tổ chức
thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nhiệm
vụ và giải pháp nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ngành có liên quan, các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng
giáo viên của các đơn vị; tổng hợp kết quả, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch. Phối
hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kinh phí bồi
dưỡng theo các quy định hiện hành.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động bồi
dưỡng trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phổ thông giai đoạn 2018 - 2020 và tổ chức thực hiện
có hiệu quả nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
- Bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác bồi
dưỡng cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra công tác bồi dưỡng
giáo viên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên đây là Kế
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ
thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ
động, phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng
quy định./.